(Baothanhhoa.vn) - Thảo luận tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVIII mới đây, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Vũ Thị Hương cho biết, ngành sẽ tăng cường chỉ đạo công tác phân luồng học sinh, mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu ít nhất có 40% học sinh trong tỉnh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động phân luồng để chủ động nguồn nhân lực

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVIII mới đây, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Vũ Thị Hương cho biết, ngành sẽ tăng cường chỉ đạo công tác phân luồng học sinh, mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu ít nhất có 40% học sinh trong tỉnh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%.

Phân luồng học sinh sau THCS là định hướng phân bổ tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS vào các luồng để tiếp tục học tập theo các chương trình giáo dục khác nhau hoặc tham gia vào thị trường lao động. Mục đích của việc phân luồng là nhằm không để mất cân bằng trong việc giảng dạy, học tập, đồng thời chủ động nguồn nhân lực chất lượng cho các yêu cầu CNH, HĐH.

Ngày 5-12-2011, Bộ Chính trị (khóa XI) đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW, trong đó đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề. Thực hiện chỉ thị này, các cơ quan chức năng của tỉnh đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên, kết quả phân luồng học sinh sau THCS tham gia học nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những năm gần đây vẫn đạt rất thấp. Theo khảo sát, mỗi năm chỉ phân luồng được khoảng dưới 20% học sinh sau THCS tham gia học nghề. Nguyên nhân của tình trạng này là do tư tưởng của phụ huynh chưa thông, phần đa muốn con em vào học THPT bằng mọi giá. Số học sinh chủ động chọn cơ sở đào tạo để vừa học văn hóa vừa học nghề còn thấp. Phần lớn học sinh vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vì trượt THPT, không còn lựa chọn khác. Bên cạnh đó còn do công tác phân luồng học sinh sau THCS liên quan đến nhiều cấp, ngành, nhiều đối tượng. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của một số đơn vị đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu. Đáng nói, công tác hướng nghiệp tại một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, học sinh ít được tiếp cận thông tin hướng nghiệp. Việc liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động còn thiếu sự gắn kết.

Mục tiêu mà Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra đến năm 2025 có thể nói là khá cao, tuy nhiên lại khá thực tế với tỉnh khi dự báo ngày càng có nhiều hơn doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh cần nguồn nhân lực có chất lượng đã qua đào tạo.

Để thực hiện yêu cầu đề ra, tránh việc xây dựng kế hoạch trên giấy, đòi hỏi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải chủ động phối hợp với các ngành, nhất là ngành giáo dục và đào tạo, các địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền, khắc phục các “điểm nghẽn” trong việc phân luồng học sinh sau THCS; “khơi thông” tư tưởng, tạo hứng thú cho phụ huynh và học sinh trong việc chọn đường đi, chọn cơ sở đào tạo từ sớm để không bị động, chủ động xác lập tương lai cuộc sống. Cùng với đó, cần tiếp tục có sự phối hợp, chỉ đạo để nâng cao cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng cường liên kết với doanh nghiệp để đào tạo theo nhu cầu thị trường, theo đơn đặt hàng. Đặc biệt, phải bám sát Kế hoạch số 158/KH-UBND của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” để thực hiện phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng địa phương.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]