EU cần đầu tư 1.600 tỷ USD mỗi năm để đạt phát thải ròng bằng 0
Theo nghiên cứu của Viện Rousseau, EU có thể đảm bảo phần lớn số vốn 1.600 tỷ USD bằng cách chuyển hướng các khoản chi tiêu hiện tại, chủ yếu là chi cho các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Khí thải phát ra từ một nhà máy nhiệt điện ở Bulgaria ngày 29/10/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Liên minh châu Âu (EU) sẽ cần đầu tư 1.500 tỷ euro (1.600 tỷ USD) mỗi năm để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050. Đó là kết luận của Viện Rousseau trong nghiên cứu do các nhà lập pháp ủng hộ môi trường của Nghị viện châu Âu (EP) bảo trợ công bố ngày 29/1.
Theo nghiên cứu của Viện Rousseau, EU có thể đảm bảo phần lớn số vốn đầu tư nói trên bằng cách chuyển hướng các khoản chi tiêu hiện tại, chủ yếu là chi cho các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Điều này đồng nghĩa EU sẽ cần phải thoái vốn quy mô lớn khỏi các dự án như sản xuất ôtô động cơ đốt trong, nhiên liệu hóa thạch và xây sân bay mới, đồng thời tăng cường đầu tư vào giao thông công cộng, cải tạo các tòa nhà theo hướng thân thiện với môi trường và thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Đồng Chủ tịch nhóm các nhà lập pháp Xanh thuộc EP, Philippe Lamberts, cho rằng EU luôn có sẵn nguồn lực đầu tư, chỉ cần khối thoái vốn lớn khỏi các dự án gây ảnh hưởng tiêu cực tới khí hậu.
Theo các nhà nghiên cứu, khoản đầu tư cần thiết để đạt mức phát thải ròng bằng 0 chủ yếu đến từ khu vực tư nhân, nhưng chi tiêu công cho quá trình chuyển đổi xanh cũng sẽ cần tăng gấp đôi, lên 490 tỷ euro mỗi năm.
EU hiện chi 359 tỷ euro mỗi năm trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch. Dự thảo khác của EC về mục tiêu khí hậu năm 2040 cũng cho thấy cần quy mô đầu tư khoảng 1.500 tỷ euro mỗi năm cho các hệ thống năng lượng ít gây ô nhiễm hơn.
Trước thực tế biến đổi khí hậu gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng, trong khi chuẩn bị cho cuộc bầu cử EP diễn ra vào tháng 6 năm nay, các nhà hoạch định chính sách của EU xem chính sách về khí hậu là vấn đề then chốt.
Tuy nhiên, chương trình nghị sự xanh của EU không được một số quốc gia thành viên ủng hộ hoàn toàn vì chi phí cao. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy cuộc bầu cử của EP có thể khiến việc thông qua các chính sách khí hậu đầy tham vọng trở nên khó khăn hơn.
Tuần tới, Ủy ban châu Âu dự kiến đưa ra khuyến nghị EU đến năm 2040 cắt giảm 90% lượng khí thải ròng của năm 1990, đồng thời tăng mạnh đầu tư để đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 trước năm 2050./.
Theo TTXVN
- 2024-11-06 00:12:00
Cập nhật bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024
- 2024-11-05 14:40:00
UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể
- 2024-01-30 13:38:00
Liên minh châu Âu gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga thêm 6 tháng
Vụ 3 binh sĩ thiệt mạng: Tổng thống Mỹ đối diện với đầy rẫy khó khăn
Lại xảy ra động đất mạnh 6 độ tại khu vực biên giới Kyrgyzstan-Trung Quốc
Hơn 2 triệu dân ở Dải Gaza phụ thuộc vào nguồn viện trợ của UNRWA
Ukraine sẽ có nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu với 6 lò phản ứng
Nông dân Pháp tham gia biểu tình bắt đầu di chuyển tới thủ đô Paris
Căn cứ Mỹ ở Jordan bị tấn công, 3 quân nhân thiệt mạng
Tổng thống Nga phát lệnh vận hành trạm nghiên cứu mới ở Nam Cực
Hàn Quốc: Gần 4 tỷ USD phát triển các công nghệ chiến lược quốc gia
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á tại Lào