(Baothanhhoa.vn) - Cùng với các địa phương trong cả nước, ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng lộ trình mở cửa từng bước, với tiêu chí “An toàn đến đâu mở cửa đến đó, mở cửa phải an toàn”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Du lịch Thanh Hóa trước yêu cầu phát triển trong trạng thái bình thường mới

Cùng với các địa phương trong cả nước, ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng lộ trình mở cửa từng bước, với tiêu chí “An toàn đến đâu mở cửa đến đó, mở cửa phải an toàn”.

Du lịch Thanh Hóa trước yêu cầu phát triển trong trạng thái bình thường mới

Khách du lịch tham quan điểm đến “Đền Thần” - một trong những điểm đến thuộc tổ hợp nghỉ dưỡng của Tổng Công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát (thị xã Nghi Sơn) mới khai trương vào tháng 1-2022.

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), giai đoạn 2015-2019 (trước khi dịch COVID-19 bùng phát), du lịch Thanh Hóa đạt được những kết quả nổi bật. Nhận thức về vai trò, vị trí ngành du lịch có sự chuyển biến tích cực, tạo được sự lan tỏa, đồng thuận trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, công tác xây dựng và triển khai chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển du lịch toàn tỉnh được thực hiện tổng thể, bài bản, đồng bộ. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch được đặc biệt quan tâm, làm cơ sở để thu hút các dự án đầu tư kinh doanh du lịch. Cùng với đó, công tác quảng bá, xúc tiến được đổi mới về nội dung, hình thức tiếp cận, từ đó hình ảnh du lịch Thanh Hóa được cải thiện rõ rệt, uy tín và thương hiệu du lịch xứ Thanh dần được khẳng định. Giai đoạn này, toàn tỉnh có 30 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, với tổng kinh phí trên 1.238 tỷ đồng được triển khai, thực hiện và 25 dự án đầu tư kinh doanh du lịch, với tổng vốn đăng ký gần 30.000 tỷ đồng. Theo đó, các chỉ tiêu kinh tế du lịch có tốc độ tăng trưởng cao: tốc độ tăng trưởng về lượt khách đạt 16,3%/năm; về tổng thu du lịch đạt 31,5%/năm. Tại thời điểm năm 2019, Thanh Hóa xếp thứ 4 cả nước về lượt khách du lịch và xếp thứ 10 cả nước về tổng thu du lịch.

Tuy nhiên, trong 2 năm 2020 và 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp kéo dài đã gây ra những ảnh hưởng tác động tiêu cực chưa có tiền lệ đến mọi mặt kinh tế - xã hội, trong đó du lịch là một trong số những ngành bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề nhất. Năm 2021, cả lượng khách và doanh thu đều giảm sâu, hơn 50% với năm 2020. Trước những khó khăn do tình hình khách quan đem lại, để đảm bảo mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch an toàn, vừa phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Thanh Hóa đã xác định hướng đi cho ngành du lịch trong “tình hình mới”. Trong đó, tập trung vào 5 nhóm giải pháp trọng tâm gồm: Đảm bảo tuyệt đối an toàn tại các điểm đến và an toàn cho khách du lịch; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để phục hồi du lịch trong bối cảnh bình thường mới; tích cực triển khai chương trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển du lịch; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hoạt động du lịch, đẩy mạnh truyền thông “Du lịch Thanh Hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn”; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, định hướng cho doanh nghiệp du lịch thu hút nguồn lao động chất lượng cao.

Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, ngành thực hiện đồng bộ các biện pháp, đồng thời ban hành một số chương trình, kế hoạch phục hồi và phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới. Trước mắt, nhằm từng bước khôi phục trở lại hoạt động du lịch trong năm 2022, tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung phát triển du lịch theo hướng an toàn, linh hoạt “Sống chung với COVID-19” và thích ứng với “trạng thái bình thường mới”; xây dựng và duy trì liên kết các “điểm đến xanh”, “hành trình xanh” để thu hút khách du lịch. Khôi phục hoạt động du lịch theo phương châm “An toàn đến đâu mở cửa đến đó, mở cửa phải an toàn”. Đặc biệt, huy động sự vào cuộc tích cực, chủ động từ phía Nhà nước, doanh nghiệp và người dân theo nguyên tắc “Hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro”. Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa đã, đang triển khai kịch bản khôi phục du lịch theo lộ trình: Tập trung thu hút khách du lịch nội tỉnh và khách du lịch nội địa, hướng tới chuẩn bị các điều kiện để đề xuất Chính phủ cho phép đón khách du lịch quốc tế sau khi thí điểm thành công tại một số địa phương trong cả nước.

Bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở VHTTDL cho biết: Nhằm khôi phục và phát triển du lịch trong tình hình mới, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, trong thời gian tới, ngành du lịch Thanh Hóa sẽ tập trung cơ cấu, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch. Trong đó, hình thành các sản phẩm du lịch cao cấp, có tính cạnh tranh cao. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tổ chức các sự kiện VHTTDL khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Hiện nay, Sở VHTTDL đã ban hành và hướng dẫn triển khai Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn đối với các khu, điểm, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó, Sở VHTTDL sẽ phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra và công nhận các điểm đến đảm bảo an toàn trong việc đón và phục vụ khách du lịch, từ đó thiết lập, công bố “điểm du lịch xanh”, “tuyến du lịch xanh”. Bên cạnh đó, phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cũng như triển khai dự án đầu tư tổ hợp du lịch. Mặt khác, xây dựng, tổ chức chương trình đào tạo phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy nhanh chuyển đổi số ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển dịch vụ du lịch, như: số hóa di sản, bảo tàng; vé điện tử tại các điểm tham quan; du lịch thông minh... sớm hình thành nền tảng kết nối chung của toàn ngành du lịch, đáp ứng xu thế khôi phục và phát triển du lịch trong “tình hình mới”.

Bài và ảnh: Hoài Anh


Bài và ảnh: Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]