(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là địa phương có hệ thống di tích lịch sử - văn hóa đa dạng, với hơn 1.500 di tích được kiểm kê, xếp hạng và hàng trăm lễ hội truyền thống đặc sắc. Đó là những cơ sở quan trọng để Thanh Hóa tổ chức khai thác, phát triển loại hình du lịch văn hóa mang đậm bản sắc, hấp dẫn khách du lịch.

Đẩy mạnh khai thác du lịch văn hóa

Thanh Hóa là địa phương có hệ thống di tích lịch sử - văn hóa đa dạng, với hơn 1.500 di tích được kiểm kê, xếp hạng và hàng trăm lễ hội truyền thống đặc sắc. Đó là những cơ sở quan trọng để Thanh Hóa tổ chức khai thác, phát triển loại hình du lịch văn hóa mang đậm bản sắc, hấp dẫn khách du lịch.

Đẩy mạnh khai thác du lịch văn hóaDi sản thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu cụ thể phát triển các ngành công nghiệp du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong số 18 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch; kỳ vọng đến năm 2030 ngành du lịch văn hóa chiếm 15 - 20% trong tổng số 40 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch. Trên thực tế, du lịch chính là phương thức, là con đường mà nhiều quốc gia đang đầu tư, khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa để phát huy sức mạnh mềm của văn hóa. Đồng thời, tài nguyên văn hóa cũng chính là nguồn lực để phát triển du lịch ở mỗi địa phương.

Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhiều di sản văn hóa đã trở thành những sản phẩm văn hóa - du lịch hoàn chỉnh, vừa là động lực vừa là mục tiêu cho sự phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương nơi có di sản, mang tới cho cộng đồng và địa phương những lợi ích thiết thực và bền vững. Đáng nói, trong mục tiêu phát triển du lịch, tỉnh Thanh Hóa đã xác định rõ việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ có tính lâu dài, góp phần nâng cao ý thức về bản sắc dân tộc, bảo vệ bản sắc văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Cách thủ đô Hà Nội hơn 140 km và TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) là tòa thành kiên cố với kiến trúc bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, từng được coi là kinh đô, trung tâm văn hóa chính trị - xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ. Trải qua hơn 600 năm tồn tại với bao biến cố của lịch sử, tòa thành vẫn hiện diện uy nghi với các tường thành và cửa thành bằng đá cuốn vòm, và đặc biệt là di tích Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn.

Mới đây, Viện Khảo cổ học và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã tiến hành khai quật khảo cổ tại khu vực bên trong và bên ngoài của 4 cổng thành (Đông - Tây - Nam - Bắc). Kết quả cuộc khai quật đã làm rõ kích thước ban đầu của các cổng thành, nhận diện diện mạo đích thực của mặt bằng Thành Nhà Hồ ở khu vực cổng và tường thành. Trong đó, trục trung tâm chính là dấu tích con đường Hoàng Gia nối từ cổng Nam lên khu vực chính điện. Tổng thể mặt bằng kiến trúc Thành Nhà Hồ được phân bố thành nhiều lớp ngang dọc. Tất cả đều được đối xứng qua trục đường Hoàng Gia ở trung tâm.

Ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, cho biết: Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch được đặc biệt chú trọng, góp phần đưa Di sản thế giới Thành Nhà Hồ tiếp cận công chúng và khách tham quan. Đặc biệt, thông qua các cuộc khai quật đã tìm thấy nhiều cứ liệu quý, góp phần rất lớn cho việc trùng tu, tôn tạo tòa thành. Đây còn là cơ sở quan trọng để xây dựng điểm đến hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế trong thời gian tới.

Cùng với các điểm đến văn hóa, lịch sử, trong những năm gần đây du lịch sinh thái cộng đồng miền Tây xứ Thanh ngày càng trở nên hút khách bởi những giá trị văn hóa đặc sắc. Nhiều điểm đến như bản Ngàm (Quan Sơn); bản Đôn, bản Báng, bản Bầm, bản Kho Mường (Bá Thước); bản Hang (Quan Hóa); bản Năng Cát (Lang Chánh)... đã triển khai đến du khách nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa bản địa, để lại ấn tượng sâu sắc về điểm đến.

Đến với các điểm du lịch cộng đồng, du khách không chỉ được nghỉ ngơi, thư giãn, khám phá điểm đến, ẩm thực mà còn được tham gia vào các hoạt động thường ngày của người dân như: bắt cá, gặt lúa, chế biến món ăn, chèo thuyền... Cùng với đó, du khách còn được thưởng thức, hòa mình vào các điệu khua luống, múa sạp, múa xòe. Do đó, cũng dễ hiểu khi du lịch sinh thái cộng đồng được xem là sản phẩm “sinh sau, đẻ muộn”, tuy nhiên có sức hút lớn với du khách trong nước và quốc tế. Trong đó, khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông đến nay cơ bản đã đón được lượng khách ổn định trong cả 4 mùa.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vương Thị Hải Yến cho biết: “Nhằm tiếp tục giữ đà tăng trưởng bền vững ngành du lịch, tỉnh Thanh Hóa đã, đang tập trung phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh bằng chính giá trị văn hóa đặc sắc, hướng tới xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tiếp tục thực hiện đa dạng các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; trọng tâm là đẩy mạnh quảng bá bộ nhận diện thương hiệu du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa. Đây là chìa khóa giúp du lịch Thanh Hóa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương”.

Bài và ảnh: Hoài Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]