(Baothanhhoa.vn) - An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần bảo đảm tính mạng và sức khỏe người lao động (NLĐ). Với phương châm “Sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa, đảm bảo điều kiện, môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, nâng cao sức khỏe cho NLĐ.

Xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc

An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần bảo đảm tính mạng và sức khỏe người lao động (NLĐ). Với phương châm “Sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa, đảm bảo điều kiện, môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, nâng cao sức khỏe cho NLĐ.

Xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việcĐông đảo công nhân và người lao động dự Lễ phát động hưởng ứng Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2023 tại KKTNS&CKCN.

Ông Bùi Tuấn Tự, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh, cho biết: Đơn vị được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 2006, đến nay đã thu hút được 712 dự án đầu tư, trong đó có 491 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho khoảng trên 100.000 lao động. Các dự án hoạt động đa ngành, như: sản xuất điện, vật liệu xây dựng, xăng dầu,... là những ngành nghề có nguy cơ mất an toàn lao động (ATLĐ) và tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ), gây thiệt hại về người và tài sản. Nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu của công tác ATVSLĐ, trong nhiều năm qua Ban Quản lý KKTNS&CKCN đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều hoạt động, có các giải pháp đồng bộ trong chỉ đạo thực hiện, tạo sức lan tỏa và nhận được hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng các doanh nghiệp và NLĐ. Ban Quản lý KKTNS&CKCN đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn ATVSLĐ cho chủ doanh nghiệp và NLĐ; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn trực tiếp tại các doanh nghiệp có nguy cơ mất ATVSLĐ, góp phần tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và NLĐ đối với công tác ATVSLĐ.

Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2023 có chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc” hướng tới mục tiêu thúc đẩy các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, người sử dụng lao động và NLĐ thực thi nghiêm pháp luật về ATVSLĐ, đồng thời đẩy mạnh các chương trình hành động cụ thể về cải thiện điều kiện lao động, rà soát, xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, đánh giá nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ; chăm sóc, nâng cao sức khỏe NLĐ, phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

Để góp phần xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc, bên cạnh việc tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho NLĐ, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm thực hiện các biện pháp bảo đảm ATLĐ. Đến nay, gần 1.000 doanh nghiệp đã thành lập được bộ phận ATVSLĐ và bố trí NLĐ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật môi trường vệ sinh lao động phụ trách công tác ATVSLĐ. Nhiều biện pháp cải thiện điều kiện lao động đảm bảo ATVSLĐ được áp dụng thực hiện. Đã có 118 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khai báo việc kiểm định và đưa vào sử dụng 36.129 máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ theo đúng quy định của pháp luật (trong đó có 34.477 chai chứa khí hóa lỏng). Các sở, ban, ngành có liên quan đã yêu cầu các nhà thầu thi công công trình kiểm định kỹ thuật an toàn các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; kiên quyết không đưa vào sử dụng, thi công, lắp đặt các máy, thiết bị, vật tư không được kiểm định hoặc hết thời gian kiểm định.

Nhằm góp phần giảm căng thẳng trong quá trình làm việc, với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng và phù hợp, các cấp công đoàn đã tổ chức được nhiều hoạt động thu hút đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, NLĐ tham gia. Tiêu biểu là các phong trào thi đua: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; phong trào “Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất”, “thực hiện cải cách hành chính, cải tiến lề lối làm việc trong sản xuất, công tác” gắn với việc thực hiện phong trào “Gương mẫu thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh”... Tổ chức các hoạt động tư vấn việc làm, tư vấn pháp luật, tư vấn sức khỏe, khám bệnh miễn phí cho công nhân, lao động; hỗ trợ cho các đoàn viên có hoàn cảnh khó khó về nhà ở; gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo; bị bệnh hiểm nghèo, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; kết nối, giới thiệu, tạo cơ hội việc làm, học nghề cho đoàn viên, NLĐ... góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền chăm lo tốt hơn cho công nhân, NLĐ trên địa bàn tỉnh.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quá trình chuyển đổi số, tự động hóa, sử dụng người máy, trí tuệ nhân tạo... đang làm gia tăng sức ép về cắt giảm giờ làm, việc làm, tác động trực tiếp đến thu nhập của NLĐ, công nhân. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch lao động giữa các vùng, các khu vực kinh tế và giữa các doanh nghiệp đòi hỏi NLĐ phải thích ứng nhanh, linh hoạt với những thay đổi này. Trong khi đó, công tác chăm lo đời sống, điều kiện làm việc của công nhân, NLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa thực sự được đảm bảo, nhiều lao động chưa có việc làm bền vững, dễ bị mất việc, giảm giờ làm, nhất là trong 2 năm (2021, 2022) do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Điều kiện làm việc ở nhiều cơ sở còn hạn chế, tình trạng nhà xưởng chật hẹp, máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, dễ xảy ra TNLĐ; môi trường làm việc độc hại, nhất là đối với phụ nữ như nóng, bụi, ô nhiễm bởi tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, hóa chất... vượt tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và điều kiện lao động của công nhân. Việc tuân thủ quy định về ATVSLĐ tại nhiều cơ sở chưa nghiêm; bệnh nghề nghiệp còn diễn biến phức tạp; tình hình TNLĐ chưa được cải thiện, vẫn có những vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người, nhất là ở các lĩnh vực xây dựng, điện, khai thác than, khoáng sản và sản xuất...

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, tại Lễ phát động hưởng ứng Tháng Hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân năm 2023, đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng ATVSLĐ tỉnh đề nghị: Các cấp, ngành trong toàn tỉnh cần tích cực, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, tạo thêm nhiều việc làm và sinh kế cho NLĐ, người dân. Bên cạnh đó cũng luôn dành thời gian quan tâm, lắng nghe, chia sẻ và tích cực giải quyết các khó khăn, vướng mắc bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, NLĐ. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cần bám sát mục tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch “Tháng Công nhân” và “Tháng Hành động về ATVSLĐ” năm 2023 để cụ thể hóa thành những nội dung, việc làm phù hợp với từng địa bàn, từng cơ sở, từng doanh nghiệp, bảo đảm thiết thực và hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục cải thiện điều kiện làm việc, chủ động ngăn ngừa TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, nhất là đối với lao động nữ. Bảo đảm đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp đối với cá nhân và gia đình NLĐ. Đặc biệt, các doanh nghiệp, đơn vị, người sử dụng lao động cần thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác ATVSLĐ, xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc, thực hiện đầy đủ các chế độ về bảo hộ lao động cho NLĐ như: trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác có liên quan; tổ chức các hoạt động huấn luyện, cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ; tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát ATVSLĐ tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đối với NLĐ hãy vì sức khỏe, tính mạng của bản thân mình mà nâng cao ý thức tự giác thực hiện nghiêm các quy định về ATVSLĐ; chủ động và tích cực tham gia cùng với người sử dụng lao động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện làm việc tại doanh nghiệp, tích cực trau dồi, nâng cao kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình, từ chối làm việc khi thấy rõ các nguy cơ, rủi ro TNLĐ có thể xảy ra.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]