(Baothanhhoa.vn) - Cải cách hành chính (CCHC) vốn được xem là “đòn bẩy”, là “chìa khóa” quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh. Xác định rõ điểm “mấu chốt” quan trọng này, các cấp chính quyền đã quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chuyển mạnh từ cơ chế “xin - cho” sang cơ chế “phục vụ”, tạo sự “bứt phá” rõ nét về vị trí xếp hạng của Thanh Hóa trong cả nước.

Xây dựng nền hành chính phục vụ

Cải cách hành chính (CCHC) vốn được xem là “đòn bẩy”, là “chìa khóa” quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh. Xác định rõ điểm “mấu chốt” quan trọng này, các cấp chính quyền đã quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chuyển mạnh từ cơ chế “xin - cho” sang cơ chế “phục vụ”, tạo sự “bứt phá” rõ nét về vị trí xếp hạng của Thanh Hóa trong cả nước.

Xây dựng nền hành chính phục vụ

Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND thị xã Nghi Sơn.

Nhân lên tinh thần phục vụ

Chỉ cần đến bộ phận “một cửa” một lần là có thể giải quyết cùng lúc 3 thủ tục hành chính (TTHC) gồm đăng ký khai sinh, nhập khẩu cho trẻ sơ sinh và cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi. Đó là tính ưu việt của mô hình “3 trong 1” được UBND xã Nga Phú (Nga Sơn) triển khai từ nhiều năm nay. “Nếu như trước đây, người dân phải đi lại nhiều lần mới làm được giấy khai sinh, nhập khẩu và làm thẻ BHYT cho trẻ em thì nay chỉ cần đi 1 lần là xong. Phải nói là rất tiện ích cho người dân chúng tôi”, bác Nguyễn Văn Hoàng, giáo dân xã Nga Phú chia sẻ. Không chỉ bác Hoàng, trong mắt nhiều người dân nơi đây, hình ảnh người cán bộ, công chức xã thật gần gũi, hòa đồng và trách nhiệm. Thế nên, ai cũng cảm thấy thoải mái khi đặt chân vào trụ sở cơ quan.

Có đi thực tế tìm hiểu, về tới từng thôn, xóm để nghe người dân nói, tận mắt thấy việc cán bộ làm thì mới hiểu được sự nỗ lực từ nhiều phía của các ngành, các cấp. Để giúp bà con Nhân dân, nhất là người già, người tàn tật, neo đơn thuận lợi hơn trong làm các thủ tục cấp căn cước công dân (CCCD), Công an huyện Như Xuân đã tổ chức các đội lưu động xuống các thôn, bản, khu phố để giúp bà con. Do tuổi cao, lại bị bại liệt một bên chân nên bà Lê Thị Nghị, ở thị trấn Yên Cát không thể đến Công an huyện để làm CCCD. Năm 2020, bà được các cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát quản lý hành chính Công an huyện đến tận nhà lấy thông tin cá nhân làm CCCD. Bà Nghị rất xúc động và phấn khởi vì bà đã có thẻ CCCD mới để đi khám chữa bệnh. Bà Nghị là một trong hàng nghìn trường hợp được các cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Như Xuân về tận cơ sở để phục vụ việc làm thủ tục cấp thẻ CCCD trong những ngày thứ 7, chủ nhật tình nguyện.

Rút ngắn khoảng cách với người dân

Nhằm loại bỏ những rào cản và rút ngắn “khoảng cách” giữa công dân với cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền đã triển khai nhiều mô hình hay, cách làm mới mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Nổi bật như mô hình “hòm phiếu đánh giá sự hài lòng”, “hòm thư góp ý”, công khai xin lỗi khi giải quyết TTHC chậm trễ, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4... Ngoài mục tiêu “3 giảm” là giảm thời gian đi lại, giảm thời gian chờ đợi và giảm chi phí giải quyết TTHC, những mô hình này còn khắc phục đáng kể tình trạng giải quyết và trả hồ sơ không đúng hẹn, thể hiện văn hóa ứng xử thân thiện, cởi mở của cán bộ, công chức khi phục vụ Nhân dân. Đúng như đánh giá của ông Nguyễn Kim Khuê, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng bộ phận “một cửa” UBND thị xã Nghi Sơn: “Việc CCHC muốn đạt được hiệu quả thì trước hết cần phải “cải cách” yếu tố con người, nghĩa là phải đổi mới tư duy, phong cách làm việc, tinh thần phục vụ của chính đội ngũ cán bộ, công chức. Khi người cán bộ gần dân, về với dân thì mới có thể xóa được “khoảng cách”, chính quyền mới thực sự là nơi người dân gửi gắm tâm tư, nguyện vọng”.

So với nhiều năm về trước, năm 2019 công tác CCHC của Thanh Hóa đã có sự “bứt phá” mạnh mẽ khi vươn lên xếp thứ 23/63 tỉnh, thành phố về chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước. Để tạo ra bước chuyển quan trọng này, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo sát sao và quyết liệt; thủ trưởng các sở, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung đẩy mạnh cải cách TTHC nhằm giảm chi phí, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Với nhiều đột phá trong CCHC, không chỉ phục vụ tốt Nhân dân, giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh có khoảng 14.000 doanh nghiệp thành lập mới. Thu hút đầu tư thật sự khởi sắc với 1.110 dự án đầu tư vào Thanh Hóa, tổng vốn đăng ký đạt 186.220 tỷ đồng và 3,64 tỷ USD. Ngoài khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn, các vùng kinh tế động lực của tỉnh cũng đang “chuyển mình” mạnh mẽ với hàng loạt các dự án đầu tư trên các lĩnh vực liên tiếp được triển khai và đi vào hoạt động hiệu quả, đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Để CCHC “bứt phá” và tạo nhiều dấu ấn nổi bật hơn nữa, với quyết tâm chính trị cao, Thanh Hóa tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Tố Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]