(Baothanhhoa.vn) - Trong hai ngày 8 và 9-5, Ban Pháp chế HĐND tỉnh do đồng chí Trần Quang Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật và công tác xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm tại TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm

Trong hai ngày 8 và 9-5, Ban Pháp chế HĐND tỉnh do đồng chí Trần Quang Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật và công tác xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm tại TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn.

Đồng chí Trần Quang Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP Thanh Hóa.

Tham gia đoàn giám sát có đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường, VP HĐND tỉnh, lãnh đạo các TP Thanh Hóa và Sầm Sơn.

Qua quá trình giám sát thực tế về công tác xử lý nước thải, rác thải trên địa bàn TP Sầm Sơn, đoàn công tác đã phát hiện, tại thời điểm kiểm tra, hệ thống này không hoạt động. Khi có mưa to, nước từ các ô lắng, cống xả thải vẫn xả trực tiếp ra biển và khu vực sông Đơ. Khu xử lý rác thải của thành phố Sầm Sơn được đầu tư đi vào hoạt động từ năm 1995, hiện đã quá tải, bãi rác lại nằm ngay sát khu dân cư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bãi rác TP Sầm Sơn ở trong tình trạng quá tải, gây ô nhiễm nghiêm trọng nhiều năm qua.

Tình trạng rác thải đổ dọc tuyến đường Trần Hưng Đạo, quốc lộ 47 kéo dài diễn biến phức tạp, gây ô nhiễm môi trường. Rác thải từ hoạt động mua bán, sơ chế hải sản của người dân vẫn được xả trực tiếp ra khu vực cảng Hới, chưa được xử lý kịp thời gây ô nhiễm. Công tác quản lý, giám sát việc xả thải tại khu vực FLC chưa được thực hiện. TP Sầm Sơn chưa thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong quy hoạch nghĩa trang, để xảy ra tình trạng nhiều ngôi mộ mới chôn ven đường quốc lộ 47 kéo dài không theo quy hoạch. Kiểm tra đột xuất một hiệu thuốc tây trên địa bàn, đoàn phát hiện nhiều sai phạm trong kinh doanh như: không niêm yết giá thuốc; bán thuốc kháng sinh mà không có đơn thuốc…

Đồng chí Trần Quang Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh kiểm tra khu vực kênh Bắc, kênh dẫn nguồn cấp nước để xử lý nước sinh hoạt cho TP Thanh Hóa.

Tại TP Thanh Hóa, đoàn công tác đã kiểm tra việc vận hành hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa. Qua kiểm tra, khu vực kênh Bắc, kênh dẫn nguồn cấp nước để xử lý nước sinh hoạt cho thành phố liên tục bị xâm hại. Tình trạng người dân xả rác, nước thải bừa bãi ra sông, sử dụng nước sông để giặt, rửa diễn ra khá phổ biến. Công trình hồ điều hòa xử lý nước thải TP Thanh Hóa được bàn giao và đưa vào hoạt động từ năm 2016 nhưng đến nay vận hành cầm chừng, không hiệu quả; nước thải của thành phố chưa được xử lý vẫn thải trực tiếp ra môi trường. Tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa, việc phân loại rác thải y tế, rác thải sinh hoạt chưa được thực hiện tốt. Theo báo cáo, từ năm 2016 đến nay, UBND thành phố Thanh Hóa đã xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm đối với 175 cơ sở; các xã phường xử lý gần 2.000 trường hợp vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, Công an TP Thanh Hóa xử lý 101 vụ vi phạm môi trường. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp về bảo vệ môi trường tại một số đơn vị vẫn còn mang tính chất đối phó; công tác kiểm tra chưa theo kịp tình hình thực tế vi phạm; công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả…

Phát biểu tại các buổi làm việc với lãnh đạo TP Sầm Sơn và TP Thanh Hóa, đồng chí Trần Quang Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã chỉ ra những tồn tại hạn chế đó là: tình trạng ô nhiễm khí thải, rác thải, nước thải ngày càng nghiêm trọng; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ chức năng và chính quyền chưa phản ánh đúng thực trạng vi phạm tại địa phương. Trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn chưa hiệu quả, tình trạng vi phạm nhiều nhưng chưa được ngăn chặn, răn đe kịp thời…

Sau khi ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng chí Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, huy động sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể chính trị đối với công tác bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. Phân công trách nhiệm cụ thể và có kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ, đảng viên. TP Sầm Sơn nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xử lý tình trạng quá tải, ô nhiễm môi trường tại bãi rác thành phố, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh hướng xử lý khắc phục kịp thời; phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường tiến hành thanh tra, kiểm tra lại việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Về công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng chí yêu cầu TP Sầm Sơn tăng cường quyết liệt hơn nữa công tác kiểm tra, phát hiện và xử phạt các trường hợp vi phạm, kiên quyết ngăn chặn việc xảy ra ngộ độc thực phẩm trong mùa du lịch hè 2018.

Đồng chí Trần Quang Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh kiểm tra hoạt động của Công trình hồ điều hòa xử lý nước thải TP Thanh Hóa.

Đối với TP Thanh Hóa, đồng chí yêu cầu nhanh chóng khắc phục ngay hoạt động của hồ xử lý nước thải TP Thanh Hóa; phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng kiểm tra việc xử lý rác thải nói riêng, công tác bảo vệ môi trường nói chung tại các bệnh viện trên địa bàn; ngăn chặn tình trạng xả nước thải, rác thải gây ô nhiễm. Đề nghị sở Tài nguyên - Môi trường phối hợp với các ngành chức năng xem xét, đánh giá lại hoạt động của Nhà máy giấy Hoàng Đông, nếu không bảo đảm các quy định về bảo vệ môi trường sẽ xem xét đình chỉ hoạt động. Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn…

Về công tác tuyền truyền, đồng chí lưu ý hai địa phương cần đổi mới nội dung phương pháp, nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng dễ hiểu, dễ nhớ, tác dụng thiết thực đến cuộc sống nhân dân. Khen thưởng, động viên kịp thời với những điển hình trong lĩnh vực môi trường, an toàn thực phẩm. Phấn đấu xây dựng TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn trở thành đô thị kiểu mẫu về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh.


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]