(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Trung ương, của tỉnh, hệ thống công trình hồ đập, kênh mương trên địa bàn các huyện miền núi xứ Thanh từng bước được xây dựng, nâng cấp, góp phần nâng cao năng lực phòng chống, giảm thiểu hậu quả thiên tai, từng bước xoá dần các trọng điểm phòng, chống lụt, bão xung yếu; phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quan tâm đầu tư xây dựng các công trình hồ đập khu vực miền núi

Những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Trung ương, của tỉnh, hệ thống công trình hồ đập, kênh mương trên địa bàn các huyện miền núi xứ Thanh từng bước được xây dựng, nâng cấp, góp phần nâng cao năng lực phòng chống, giảm thiểu hậu quả thiên tai, từng bước xoá dần các trọng điểm phòng, chống lụt, bão xung yếu; phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp.

Quan tâm đầu tư xây dựng các công trình hồ đập khu vực miền núi

Hồ Bai Mạ, xã Thành Thọ (Thạch Thành) sẽ được đầu tư, nâng cấp trong thời gian tới.

Điển hình như huyện Ngọc Lặc, để bảo đảm nước tưới tiêu cho sản xuất, huyện đã huy động nhiều nguồn lực để xây dựng, cải tạo các công trình thủy lợi, hồ đập. Tính đến tháng 3-2019, huyện Ngọc Lặc có 157 công trình thủy lợi, bao gồm các hồ, đập vừa và nhỏ. Phần lớn công trình thủy lợi đã được đầu tư nâng cấp, cơ bản khép kín địa bàn, có khả năng chủ động tưới cho 2.800 ha/4.000 ha cây trồng vụ mùa, 2.200 ha/2.800 ha vụ chiêm xuân.

Cũng bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, huyện Ngọc Lặc được đầu tư sửa chữa, nâng cấp một số công trình thủy lợi như hồ Trung Tọa, hồ chứa nước Bai Manh - Bai Lim của 2 xã Quang Trung và Đồng Thịnh; hồ Chòm Mót, xã Nguyệt Ấn; hồ Cống Khê, xã Ngọc Khê... để đảm bảo nguồn nước tưới cho gần 859 ha cây trồng. Ngoài ra, các địa phương trên địa bàn huyện còn phát huy nội lực, kêu gọi các nguồn tài trợ khác để xây dựng các công trình nhỏ là phai, đập dâng nước tạm thời từ dòng chảy sông, suối để tưới hỗ trợ cho gần 1.500 ha cây trồng...

Qua thực tế cho thấy, những công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Ngọc Lặc nói riêng, các huyện miền núi nói chung đã phát huy được tác dụng, giúp người dân thâm canh tăng vụ, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững. Trong giai đoạn 2014-2019, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh ta đã đầu tư xây dựng, tu bổ nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn các huyện miền núi. Trong đó, nhiều công trình thủy lợi quan trọng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, như: Hồ Vụng Vả (Cẩm Thủy); hồ Rẫy Cồ, hồ Khe Thoong (Như Thanh); đập mương Bù Đàn, Hón Đang (Lang Chánh); đập Na Tao (Mường Lát)... Đồng thời, nâng cấp trên 100 công trình hồ đập; kiên cố được hơn 150 km kênh mương, đưa tổng số kênh mương được kiên cố hóa là 1.600 km, đạt 42% tổng chiều dài kênh mương của 11 huyện miền núi, đưa năng lực tưới đạt tỷ lệ trên 72%.

Mặc dù được quan tâm đầu tư, song trên địa bàn các huyện miền núi vẫn còn hàng trăm công trình hồ đập được xây dựng từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước đã, đang bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm an toàn phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Bởi vậy, việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể về phát triển thủy lợi, trong đó quan tâm đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh, nhất là các huyện miền núi hết sức cần thiết, không chỉ nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế ở các địa phương mà còn góp phần bảo đảm an toàn cho người dân khi mùa mưa lũ về.

Bài và ảnh: Xuân Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]