(Baothanhhoa.vn) - Trước những thách thức của cơ chế thị trường, các sản phẩm làng nghề đang gặp nhiều khó khăn về nguồn lao động, tiêu thụ sản phẩm... Để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, nhiều nghệ nhân ở tuổi xưa nay hiếm vẫn kiên trì, miệt mài truyền, “giữ  lửa” nghề truyền thống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những người “giữ lửa” làng nghề truyền thống

Trước những thách thức của cơ chế thị trường, các sản phẩm làng nghề đang gặp nhiều khó khăn về nguồn lao động, tiêu thụ sản phẩm... Để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, nhiều nghệ nhân ở tuổi xưa nay hiếm vẫn kiên trì, miệt mài truyền, “giữ lửa” nghề truyền thống.

Những người “giữ lửa” làng nghề truyền thống

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Bá Châu và nghệ nhân Nguyễn Bá Qúy tại làng nghề đúc đồng truyền thống, làng Chè – Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa).

Trong không khí khẩn trương, gấp gáp của những ngày cuối năm, chúng tôi tìm đến làng Chè - Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) vốn nổi tiếng với những sản phẩm đúc đồng tinh xảo. Nơi đây, nhờ đôi bàn tay tài hoa và sự sáng tạo của nghệ nhân đã đưa kỹ thuật đúc đồng đạt đến đỉnh cao, khẳng định sức sống của làng nghề đúc đồng truyền thống. Trong chuyến đi này, chúng tôi may mắn được gặp Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Bá Châu, người có “bàn tay vàng” đã “vực dậy” làng nghề trong những năm tháng khó khăn. Ông nhắc đến nghề với niềm say mê, tự hào: Sinh ra trong gia đình có truyền thống lâu đời làm nghề đúc đồng, ngày ngày theo cha học việc, “lửa nghề” đã ngấm vào máu thịt từ khi nào. Bước vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, làng nghề trở nên sa sút, nhiều người trong làng đã bỏ nghề, kể từ đó, các lò đúc đồng đã bắt đầu lạnh ngắt than lửa. Bản thân ông Châu đã từng có ý định chuyển sang nghề khác, nhưng vì đam mê và mong muốn giữ nghề của ông cha nên đã tìm tòi, học hỏi, quyết tâm khôi phục lại nghề đúc đồng. Đến năm 2000, ông Châu đã mạnh dạn làm thử trống đồng mang đặc trưng riêng của nền văn hóa cổ xứ Thanh và đã thành công. Sản phẩm làm ra được đánh giá cao về thẩm mỹ, chất lượng và được nhiều du khách trong nước, quốc tế lựa chọn khi đến du lịch tại tỉnh Thanh Hóa. Dựa trên nhu cầu của thị trường, ông Châu đã sản xuất, chế tạo nhiều mẫu mã, mặt hàng từ đồng, như: Lư hương, tượng đồng... Giờ đây, nhắc đến Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Bá Châu là nghĩ đến những sản phẩm tinh hoa từ đồng đã được xác lập kỷ lục Guinness Việt Nam, như: Đôi tượng đồng phiên bản “Cây đèn hình người quỳ” lớn nhất Việt Nam, tác phẩm Trống đồng lớn nhất Việt Nam... Đến nay, tuổi đã xế chiều, mong mỏi lớn nhất của người nghệ nhân là đào tạo được nhiều thế hệ thay mình gìn giữ và phát triển nghề. Trong công cuộc “truyền lửa” cho thế hệ sau, ông đã dạy nghề cho hơn 300 lao động trẻ; trong đó, nhiều người đã trở thành nghệ nhân nổi tiếng, cùng ông “nhóm tiếp ngọn lửa” đúc đồng. Niềm vui như được nhân lên khi cả hai người con của ông đều đang nối nghiệp cha; trong đó, anh Nguyễn Bá Qúy đã vinh dự được trao tặng danh hiệu nghệ nhân năm 2016.

Chia tay gia đình Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Bá Châu, chúng tôi đến thăm nghề chế tác đá mỹ nghệ làng Nhồi, phường An Hưng (TP Thanh Hóa). Trong âm thanh đanh chát của tiếng búa, tiếng đục, tiếng cưa xẻ, những người thợ đang mải mê làm việc. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, nghề chế tác đá mỹ nghệ vẫn luôn gắn bó và là nghề mang lại thu nhập chính cho người dân nơi đây. Ông Lê Thiều Hoa là một trong những người có công lớn trong việc gìn giữ và phát triển nghề chế tác đá truyền thống. Đang miệt mài chế tác bức tranh phong cảnh, ông Hoa vui vẻ bộc bạch: Tình yêu với nghề nhắc nhở tôi phải luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới để giữ lấy nghề trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Bên cạnh những tác phẩm đá truyền thống, người nghệ nhân còn dành thời gian để nghiên cứu, sáng tạo những sản phẩm độc đáo, tinh xảo khác. Chứng kiến sự đổi thay, phát triển vượt bậc của làng nghề, người nghệ nhân phấn khởi bởi đã có nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú hơn trước; được máy móc hỗ trợ, người thợ làm ra nhiều sản phẩm mà không vất vả như trước. Tuy nhiên, điều ông còn trăn trở chính là trong giai đoạn làng nghề đang gặp nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu và đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay không còn mặn mà học nghề nữa. Sau những nỗi niềm trăn trở đó, ông đã mở các lớp dạy nghề miễn phí cho những ai muốn học nghề và hỗ trợ một phần kinh phí ban đầu để họ làm nghề. Từ lớp học của ông, đã có hơn 30 người thợ lành nghề và mở được xưởng riêng.

Những người “giữ lửa” làng nghề truyền thống

Ông Lê Thiều Hoa đang hướng dẫn học trò tại xưởng chế tác đá mỹ nghệ An Oanh, làng Nhồi, phường An Hưng (TP Thanh Hóa).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 155 nghề truyền thống, trong đó có 47 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng, không chỉ tạo ra các giá trị vật chất mà còn mang giá trị văn hóa tinh thần, bản sắc đặc trưng cho địa phương... Trước sự phát triển đô thị hóa nhanh chóng, các làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn, nhưng những người nghệ nhân trên địa bàn tỉnh, như: Nguyễn Bá Châu, Nguyễn Bá Quý, Lê Văn Bảy, Lê Văn Dương, Vũ Thị Hợp, Trần Thị Việt... bằng sự đam mê, tâm huyết với nghề, đã và đang góp phần giữ gìn, bảo tồn nét tinh hoa nghề truyền thống của quê hương.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]