(Baothanhhoa.vn) - Chỉ trong 3 tháng cuối năm 2021 cơ quan công an, quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện, bắt giữ, tiêu hủy hàng chục vụ vận chuyển thực phẩm ôi thiu không rõ nguồn gốc tiêu thụ trên địa bàn và lưu thông qua địa bàn Thanh Hóa. Câu hỏi đặt ra là nếu số thực phẩm này thẩm lậu vào đời sống, đến tay người tiêu dùng thì hệ lụy gì sẽ xảy ra?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người dân phải là chủ thể

Chỉ trong 3 tháng cuối năm 2021 cơ quan công an, quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện, bắt giữ, tiêu hủy hàng chục vụ vận chuyển thực phẩm ôi thiu không rõ nguồn gốc tiêu thụ trên địa bàn và lưu thông qua địa bàn Thanh Hóa. Câu hỏi đặt ra là nếu số thực phẩm này thẩm lậu vào đời sống, đến tay người tiêu dùng thì hệ lụy gì sẽ xảy ra?

Người dân phải là chủ thể

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Vì lợi nhuận, nhiều đối tượng đang bất chấp để vận chuyển, tuồn lậu thực phẩm “bẩn” vào thị trường. Đây là điều vô cùng lo lắng khi chúng ta đang bước vào một đợt tiêu thụ thực phẩm lớn nhất năm đó là Tết Nguyên đán và lễ hội đầu xuân.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, lượng tiêu thụ thực phẩm của người dân trong dịp tết và đầu xuân mỗi năm trung bình tăng khoảng trên 300% so với bình thường và điều đáng buồn là số người ngộ độc do thực phẩm và rượu trong dịp này cũng tương ứng với con số trên.

Liên quan đến vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thời gian qua các cấp chính quyền và cơ quan chức năng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, cùng với đó lực lượng công an, quản lý thị trường, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm đã tăng cường kiểm soát việc giết mổ động vật, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ các sản phẩm từ động vật. Tuy nhiên sự nỗ lực này vẫn là hữu hạn so với tình trạng sản xuất, tiêu thụ thực phẩm mất an toàn trên thị trường đang ngày càng gia tăng.

Qua các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong năm 2021 cho thấy vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là thách thức lớn đối với sức khỏe của người dân cũng như việc thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý thị trường.

Đấu tranh với vấn nạn này không chỉ cần sự nghiêm túc, kịp thời trong ban hành văn bản, mà còn đòi hỏi sự nghiêm túc trong nhận thức, cương quyết trong thực thi, nhất là việc nắm tình hình, xử lý vi phạm từ cấp cơ sở.

Cùng với đó đòi hỏi trách nhiệm cao hơn của chính người tiêu dùng trong việc phát hiện, tố giác các cơ sở vi phạm, phương tiện vận chuyển vi phạm.

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, người dân phải đóng vai trò là chủ thể, đi đầu trong đấu tranh với vấn nạn này, trở thành “tai, mắt” cho chính quyền và cơ quan chức năng trong việc phát hiện, đấu tranh với tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, vì chính sự an toàn của mình.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]