(Baothanhhoa.vn) - Nắng đã lên, rực vàng trên những những cánh rừng ngút ngát, dòng nước đục ngầu, hung dữ của con sông Luồng cũng không còn gầm thét, thế nhưng người dân ở xã nghèo Sơn Thủy, huyện biên giới Quan Sơn vẫn chưa hết bàng hoàng về những gì mà trận lũ ngày 3-8 vừa qua để lại.

Ngoài Sa Ná, còn một Sơn Thủy tan hoang sau lũ

Nắng đã lên, rực vàng trên những những cánh rừng ngút ngát, dòng nước đục ngầu, hung dữ của con sông Luồng cũng không còn gầm thét, thế nhưng người dân ở xã nghèo Sơn Thủy, huyện biên giới Quan Sơn vẫn chưa hết bàng hoàng về những gì mà trận lũ ngày 3-8 vừa qua để lại.

Ngoài Sa Ná, còn một Sơn Thủy tan hoang sau lũ

Ngôi nhà của gia đình ông Thao Văn Chá (bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy) giờ chỉ còn là đống đổ nát.

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, không chỉ san phẳng bản làng của bà con Sa Ná (xã Na Mèo) mà người dân ở xã vùng biên Sơn Thủy, huyện Quan Sơn cũng chịu thiệt hại nặng nề.

Cách trung tâm xã khoảng hơn 20 km đường rừng, bên đống đổ nát trên nền nhà cũ, ông Thao Văn Chá (dân tộc Mông), bản Mùa Xuân nấc lên, cố để tiếng khóc không bật ra, bảo: “Nhà tôi chẳng còn gì nữa cả! Nhà cửa, tài sản, con trai (Thao Văn Ly, sinh năm 1974) và cháu nội (Thao Văn Chính, sinh năm 2009)... cũng bị lũ cuốn đi mất rồi. Chỉ thương chúng nó còn quá trẻ, chưa bao giờ tôi nghĩ mình lại lâm vào hoàn cảnh trớ trêu này. Giờ gia đình tôi biết phải sống sao đây khi người chết, của mất, chẳng còn gì nữa cả?!”.

Có lẽ, những ám ảnh của buổi sáng định mệnh ấy với người đàn ông khốn khổ này sẽ chẳng bao giờ quên được.

Thẫn thờ trên nền nhà cũ, anh Lữ Văn Sắng (dân tộc Thái), bản Chanh (khu vực Động Bo Cúng) vẫn chưa hết bàng hoàng: “Trận lũ đi qua cả gia đình tôi chỉ kịp ôm nhau thoát thân, còn toàn bộ ngôi nhà, tài sản của gia đình tôi đã trôi theo dòng nước lũ. Niềm hi vọng cuối cùng là diện tích lúa còn lại thì cũng bị đất đá, cây cối vùi lấp... Rồi vợ chồng, con cái chúng tôi biết sống sao đây”, anh Sắng bộc bạch.

Ngoài Sa Ná, còn một Sơn Thủy tan hoang sau lũ

Ngôi nhà của gia đình anh Lữ Văn Sắng (bản Chanh, xã Sơn Thủy) giờ chỉ còn là bãi đất trống.

Theo thống kê của UBND xã Sơn Thủy, ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trận lũ đã khiến 3 người chết, 1 người bị thương, hơn 40 ngôi nhà bị trôi, sập, sạt lở, ảnh hưởng... do mưa lũ; gần 20 hộ dân nằm trong vùng sạt lở cao cần phải di dời...

Nước lũ dâng cao khiến cho đất, cát, đá gây vùi lấp, cuốn trôi khoảng 45,56 ha lúa nước (trong đó có 45,13 ha bị thiệt hại trên 70%), 20 ha lúa rẫy, 14,71 ha hoa màu của tất cả các bản trong xã; số diện tích đất trồng lúa không còn canh tác được là 51,53 ha (bao gồm cả số thiệt hại lúa trên 70% nêu trên và 7,3 ha diện tích Nà Sàng – Bản Muống trồng hoa màu cạn do bị vỡ đập từ cơn bão số 4 năm 2018 chưa được khắc phục); 7,5 ha luồng, vầu của các hộ tại các bản: Bản Hiết, Bản Chanh, Bản Muống, Bản Thủy Sơn, Chung Sơn, Xuân Thành, Thủy Thành...; 936 con gia cầm, 11 con gia súc của các hộ tại các bản: Muống, Mùa Xuân, Hiết, Khà cũng bị cuốn trôi, vùi lấp do mưa lũ.

Ngoài Sa Ná, còn một Sơn Thủy tan hoang sau lũ

Đập Nà Sàng (bản Muống) bị hư hỏng trong khi đang thi công.

Bên cạnh đó, trận lũ đã làm 10 cột điện cao thế, 1 trạm hạ thế, 5 cột điện hạ thế từ bản Chung Sơn (bên xóm Thủy Chung cũ) vào đến bản Hiết bị đổ gãy; cuốn trôi 2 máy phát điện mini tại bản Chanh; 54 máy phát điện của bản Khà, Mùa Xuân, Xía Nọi; nhiều tàn sản của các xưởng sản xuất tăm mành, đũa... gần 600m ống cống tưới tiêu, các công trình thủy lợi, như: đập mương Dò Bản Chanh, đập Sàng Bản Muống, nhiều cầu, tràn khác... trên địa bàn cũng bị cuốn trôi, vùi lấp.

Ngoài Sa Ná, còn một Sơn Thủy tan hoang sau lũ

Cây cầu vào Động Pó Cúng (bản Chanh) cũng bị sập hoàn toàn.

Các tuyến đường liên thôn đi các bản Mùa Xuân, Xía Nọi, Khà nhiều điểm bị sạt lở nghiêm trọng, địa phương không thể tự khắc phục. Hiện tại 3 bản vùng cao (173 hộ dân) vẫn đang bị cô lập hoàn toàn. Trận lũ cũng đã làm thiệt hại nhiều tài sản có giá trị khác.

Ông Lữ Văn Tiên, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, cho biết: Mặc dù trước đó chính quyền địa phương đã tuyên truyền, chỉ đạo người dân tại các địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét di dời đến nơi an toàn, cảnh báo cho bà con sinh sống ven các sông suối đề cao cảnh giác. Nhưng do mưa lũ lên nhanh, to và bất ngờ nên thiệt hại gây ra rất nặng nề cả về người, tài sản cũng như đời sống sản xuất.

Ngoài Sa Ná, còn một Sơn Thủy tan hoang sau lũ

Nhiều diện tích đất nông nghiệp ở Sơn Thủy bị đất đá, cây cối vùi lấp và cuốn trôi.

Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên những gia đình gặp nạn... Hiện chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả do thiên tai để lại. “Nhưng Sơn Thủy vốn là một xã nghèo, đời sống người dân lại hết sức khó khăn, trong khi diện tích đất sản xuất bị vùi lấp không có khả năng khôi phục là rất lớn, vượt qua khả năng của địa phương. Địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu đất sản xuất, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con nhân dân”, ông Tiên nói.

Để khắc phục được hậu quả nặng nề do thiên tai đem lại, ổn định đời sống nhân dân, rất cần sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm trên mọi miền Tổ quốc.

Hoài Thu


Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]