(Baothanhhoa.vn) - Sau nhiều ngày không có ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng, cuối tuần trước Thanh Hóa đã có những ca bệnh mới liên quan đến ổ dịch tại thị xã Bỉm Sơn. Cùng thời điểm này dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cũng diễn biến phức tạp. Xuất hiện 1 tháng trước tại Thiệu Hóa, dịch tả lợn châu Phi đã khiến huyện phải tiêu hủy số lượng lớn lợn bị bệnh, đến nay dịch vẫn chưa được khống chế.

Ngăn “dịch bệnh kép” để giữ đà tăng trưởng

Sau nhiều ngày không có ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng, cuối tuần trước Thanh Hóa đã có những ca bệnh mới liên quan đến ổ dịch tại thị xã Bỉm Sơn. Cùng thời điểm này dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cũng diễn biến phức tạp. Xuất hiện 1 tháng trước tại Thiệu Hóa, dịch tả lợn châu Phi đã khiến huyện phải tiêu hủy số lượng lớn lợn bị bệnh, đến nay dịch vẫn chưa được khống chế.

Ngăn “dịch bệnh kép” để giữ đà tăng trưởng

Ngành Y tế huy động lực lượng xét nghiệm trên diện rộng tại thị xã Bỉm Sơn.

Điều đáng lo ngại là số gia súc, gia cầm trên địa bàn Thanh Hóa được tiêm vắc-xin phòng bệnh chưa cao, việc sát trùng, khử khuẩn chuồng trại chăn nuôi còn có những hạn chế. Thói quen chăn nuôi, vận chuyển, tiêu thụ gia súc, gia cầm không an toàn của nhiều nông hộ khiến cho việc dập dịch trở nên khó khăn hơn.

Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò dù đã được tỉnh kiểm soát, công bố hết dịch, nhưng nguy cơ tái phát vẫn còn. Thời tiết giao mùa hiện nay là môi trường thuận lợi để các bệnh dịch bùng phát. Không chỉ có dịch tả lợn châu Phi, mà còn bệnh lở mồm, long móng, cúm gia cầm. Đây đều là những bệnh dịch nguy hiểm, thường bùng phát mạnh vào thời điểm cuối thu chuyển sang đông.

Những thử thách mới tiếp tục đặt ra, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt, hiệu quả hơn nữa, bởi chỉ có khống chế được các loại dịch bệnh thì mới an toàn sản xuất.

Chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm rút ra từ đợt chống dịch COVID-19 vừa rồi cùng kinh nghiệm sau nhiều lần ứng phó với bệnh dịch trên gia súc, gia cầm trong những năm qua. Kinh nghiệm ấy cần được phát huy gắn với quyết tâm chính trị để từng bước khống chế tiến tới dập dịch, không để nguy cơ “dịch bệnh kép” xảy ra, đảm bảo thực hiện thắng lợi “nhiệm vụ kép”.

Ngày 15-10-2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa có Công văn số 415-CV/TU về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý dứt điểm ổ dịch COVID-19 tại thị xã Bỉm Sơn. Trước đó, ngày 12-10-2021 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 22/CT-UBND về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nêu rõ trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương, nhất là đối với huyện Thiệu Hóa. Những việc cần thực hiện ngay đó là khẩn trương tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm, vệ sinh sát trùng cơ sở chăn nuôi, tiếp tục nâng cao nhận thức của người chăn nuôi trong khai báo, tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh. Kiểm soát, ngăn chặn việc giết mổ, vận chuyển không an toàn làm lây lan dịch bệnh.

Yêu cầu đặt ra lúc này là cả hệ thống chính trị trong tỉnh bằng quyết tâm cao, nỗ lực lớn, dồn sức, đồng lòng, chủ động áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch trên người và trên gia súc, không để dịch bệnh lây lan. Có như vậy chúng ta mới đảm bảo được đà “tăng trưởng xanh” và giữ được “vùng xanh” an toàn tiến tới hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng năm 2021.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]