(Baothanhhoa.vn) - Nhiều người mặc định rằng người đi xe máy không có điều kiện bằng người đi ô tô, và khi va chạm thì ô tô phải đền cho xe máy.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mặc định xấu!

Nhiều người mặc định rằng người đi xe máy không có điều kiện bằng người đi ô tô, và khi va chạm thì ô tô phải đền cho xe máy.

Mặc định xấu!

Tất cả người tham gia giao thông đều phải bình đẳng trước quy định của pháp luật (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Cách đây mấy năm, trong ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ tết, tôi đến cơ quan sớm để mong một năm làm việc suôn sẻ. Xe đến khu vực chợ Vườn Hoa (TP Thanh Hóa) phải dừng lại, bởi một phụ nữ đi xe đạp đột ngột rẽ trái để sang đường mà không hề ra tín hiệu. Tôi phanh gấp nhưng người phụ nữ vẫn ngã ra đường còn chiếc cửa xe bên phải của tôi thì xước sát.

Tôi xuống xe, hỏi người phụ nữ có vấn đề gì không và đỡ chị đứng dậy. Chị luống cuống vì nghĩ sẽ phải đền tiền để tôi sửa xe. Nhưng ngay lập tức có mấy người gần đó lao đến nói chị nằm yên trên đường để giữ hiện trường. Người phụ nữ đi xe đạp nói rằng chị không vấn đề gì cả. Nghe vậy một người nói rằng, không việc gì là may rồi. Thôi, đầu năm mừng tuổi cho chị ấy mấy đồng. Tôi móc ví lấy tờ tiền 500.000 đồng, thì một người nói: Đi xe ô tô mà chỉ thế thôi à. Tôi không đồng tình với sự mặc định đi xe ô tô là nhiều tiền và phải đền tiền, nhưng vì không muốn đầu năm lại bị phiền phức, cũng còn muốn đến cơ quan cho kịp buổi gặp mặt đầu năm, nên móc ví lấy thêm tờ tiền nữa.

Vụ va chạm làm tôi mất mấy triệu đồng, trong khi lỗi không thuộc về mình. Tôi ừ à cho qua chuyện và vin lý do rằng, thôi thì đầu năm của đi thay người. Đó là triết lý theo kiểu AQ, chứ ai chả tiếc tiền và cả bực mình vì những điều phi lý.

Tôi đã quên việc ấy cho đến mấy hôm trước một đồng nghiệp phàn nàn đang lái xe rất chậm qua ngã tư, nhưng một phụ nữ lao xe máy rất nhanh, cắt mặt xe cô, làm tung phần nhựa đầu xe, rồi ngã xuống đường. Vị trí đó có camera nhưng vì sau khi đưa người phụ nữ đi khám, không có vấn đề gì lớn, nên cô bồi dưỡng tiền thuốc, rồi đưa xe đi sửa. Cô biết lúc ấy có đôi co, thì thế nào chả có người đi đường bảo ô tô phải đền cho xe máy.

Nghe xong, tôi lại nhớ đến chuyện của mình và không khỏi băn khoăn. Pháp luật quy định rõ các tình huống giao thông, phương tiện giao thông khi tham gia trên đường có quyền lợi, nghĩa vụ như thế nào. Thế nhưng rất nhiều người, gồm cả tôi và cô đồng nghiệp lại đang ứng xử một cách rất vô pháp. Chúng tôi đang bị cuốn vào suy nghĩ của đám đông, với mặc định rằng người đi xe máy không có điều kiện bằng người đi ô tô, và khi va chạm thì ô tô phải đền cho xe máy. Chỉ khi va chạm nặng đến mức không thể xử lý dân sự được mới “cầu cứu” đến cơ quan công an. Đó là vì chúng ta sợ phiền phức hơn là bị mất tiền. Mà sự phiền phức bao giờ cũng đi kèm với việc mất thời gian, tiền bạc. Một bộ phận khác thì lại ngại trình tự pháp luật. Va chạm giao thông mà báo với cơ quan công an để chờ xử lý có thể sẽ bị tạm giữ phương tiện, vừa không có xe đi lại, vừa phải trả tiền phí bến bãi. Nhìn chung là nhiều phiền phức.

Mặt khác, luật pháp dù không quy định xe to phải đền cho xe bé, nhưng trong một số tình huống va chạm, cơ quan hành pháp lại chấp nhận việc giải quyết tai nạn giao thông theo hướng tự thỏa thuận. Vậy nên thành ra nhiều người đã chọn cách dễ dàng và nhanh chóng hơn, đó là chấp nhận chịu thiệt về kinh tế hơn là bị phiền phức. Câu chuyện ấy khác hoàn toàn với cách xử lý ở nhiều quốc gia phát triển khi người sai đều phải đền cho người đúng, không cần biết họ là ai, đi phương tiện gì.

Thái Minh


Thái Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]