(Baothanhhoa.vn) - Nhiều lần thấy những dây lạt nhựa bị đem đốt, bốc mùi khét lẹt, cháy teo thành những đống nhựa đen rồi đem vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, vợ chồng chị Lưu Thị Mai, anh Hoằng Văn Thêm ở phố 5, phường Quảng Hưng (TP Thanh Hóa) đã nảy ra ý tưởng dùng sợi lạt đó làm nguyên liệu đan thành những chiếc làn đựng đồ có lẽ sẽ hữu ích.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lan tỏa những cách làm hay bảo vệ môi trường

Nhiều lần thấy những dây lạt nhựa bị đem đốt, bốc mùi khét lẹt, cháy teo thành những đống nhựa đen rồi đem vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, vợ chồng chị Lưu Thị Mai, anh Hoằng Văn Thêm ở phố 5, phường Quảng Hưng (TP Thanh Hóa) đã nảy ra ý tưởng dùng sợi lạt đó làm nguyên liệu đan thành những chiếc làn đựng đồ có lẽ sẽ hữu ích.

Gia đình chị Lưu Thị Mai, phố 5, phường Quảng Hưng (TP Thanh Hóa) tái chế lạt buộc đan thành làn, sử dụng tiện lợi.

Vậy là vợ chồng chị ký hợp đồng với Công ty Gạch Vicenza (Khu Công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa) mua lại những dây lạt nhựa, vệ sinh sạch sẽ rồi đan thành những chiếc làn nhựa xinh xắn, bán cho công nhân, các tiểu thương. Những chiếc làn nhựa với giá chỉ 20 đến 40.000 đồng/cái, tùy vào kích thước lớn nhỏ, được khách hàng đón nhận như những vật dụng thân thiết, tiện dụng để đựng đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, thay thế sử dụng túi ni-lông khi đi chợ... Dù mô hình tái chế phế liệu thành sản phẩm hữu ích này chưa được nhân rộng, chưa phổ biến nhưng với cách làm sáng tạo, chịu khó của vợ chồng chị Mai, anh Thêm đã chứng minh giá trị hữu ích của rác, góp phần làm thay đổi nhận thức, hành động của nhiều người về rác.

Những gốc tre, luồng “đầu thừa, đuôi thẹo” vứt nha nhển bất cứ đâu và lâu dần trở thành những đống rác gây ô nhiễm môi trường, vậy mà lại trở thành nguồn nguyên liệu để gia đình chị Thân Thị Kim, tiểu khu 6, thị trấn Hà Trung (Hà Trung) dùng để tạo thành những chiếc thìa, bát, đĩa, bình hoa... Ngược lên vùng miền núi cao huyện Mường Lát, nhiều người sẽ vô cùng ngạc nhiên trước các đồ dùng như xích đu, cỗ xe, con chim, con gà... được làm bằng lốp xe máy, xe ô tô, ống nhựa... Những đồ dùng đó cũng được các cô giáo, hội viên, phụ nữ làm từ nguyên liệu thô sơ, phế liệu, tạo cảnh quan môi trường ở trường học, công sở trong lành, thân thiện giữa con người với thiên nhiên.

Với sự năng động, sáng tạo, những năm gần đây, nhiều hội viên, phụ nữ trong tỉnh đã xây dựng được các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động. Hội viên, phụ nữ các dân tộc, vùng miền đều cam kết và thực hiện quy trình sản xuất an toàn, vệ sinh đồng ruộng, không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng, vật nuôi, cơ sở sản xuất sạch; tận dụng các nguyên liệu sẵn có (tre, nứa, đay, cói...), các phế liệu (vỏ chai, vỏ hộp sữa, ống nhựa, săm lốp xe...) tạo ra những đồ vật, vật dụng sử dụng hàng ngày thân thiện với môi trường và còn tạo việc làm cho nhiều lao động nông nhàn. Theo thống kê sơ bộ của Hội LHPN tỉnh, nhiều mô hình sản xuất thân thiện với môi trường của hội viên, phụ nữ cơ sở đang được cấp ủy, chính quyền ghi nhận và khuyến khích, duy trì mở rộng, như: Câu lạc bộ (CLB) “Phụ nữ giảm thiểu sử dụng túi ni-lông” tại các huyện Hà Trung, Hậu Lộc, Đông Sơn và TP Thanh Hóa; bếp đun cải tiến ở huyện Nông Cống, Ngọc Lặc; tổ phụ nữ thu gom rác thải ở các huyện Thọ Xuân, Nông Cống, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Vĩnh Lộc; xây dựng hố rác tại nhà, đoạn đường, tuyến đường phụ nữ tự quản, trồng rau theo mô hình nhà lưới ở huyện Như Thanh, sử dụng chế phẩm sinh học ở huyện Ngọc Lặc, Hà Trung...

Để tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ cơ sở tích cực hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường, năm 2017, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo, thành lập 4 HTX về dịch vụ nông nghiệp – vệ sinh môi trường – thu gom rác thải tại xã Quảng Hùng (TP Sầm Sơn), các xã Tân Dân, Nghi Sơn (Tĩnh Gia), xã Quảng Nham (Quảng Xương) và hỗ trợ phương tiện cho các HTX hoạt động, có thu nhập, hạn chế ô nhiễm rác thải khu vực nông thôn; chỉ đạo thành lập 2 CLB “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni-lông khi đi chợ” ở xã Hà Bình (Hà Trung); thực hiện Đề án “Duy trì, nhân rộng mô hình CLB 5 không, 3 sạch góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020”. Từ đề án, đã xây dựng được 110 CLB “Gia đình 5 không, 3 sạch”, nâng tổng số lên 1.107 CLB, góp phần xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng thêm tiêu chí sạch: Sạch chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; sạch đồng; sạch đường làng, khu dân cư; sạch vườn; sạch bãi biển để các cấp hội lựa chọn triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; tranh thủ kinh phí các dự án hỗ trợ xây/sửa 3.226 nhà tiêu hợp vệ sinh đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, nâng tổng số nhà vệ sinh hỗ trợ xây dựng đến nay lên 22.194 nhà.

Hiện nay, Hội LHPN tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các cơ sở hội đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, hội viên, phụ nữ và cộng đồng về ý nghĩa chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2018: “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni-lông” và chủ đề Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2018: “Cùng chung tay giữ màu xanh của biển” để cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực tham gia; thành lập 8 mô hình HTX dịch vụ môi trường thu gom rác thải; tổ chức chiến dịch “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”, ra quân tổng vệ sinh công cộng để bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”.


Bài và ảnh: Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]