(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017, Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là Nghị quyết 19) ngành y tế đã triển khai thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị trực thuộc theo hướng tinh gọn, hiệu quả nhằm triển khai tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kiện toàn các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế - kết quả và những khó khăn

Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017, Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là Nghị quyết 19) ngành y tế đã triển khai thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị trực thuộc theo hướng tinh gọn, hiệu quả nhằm triển khai tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Kiện toàn các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế - kết quả và những khó khăn

Lễ công bố, trao các quyết định thành lập và các chức danh lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Đối với tuyến tỉnh, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trên cơ sở sáp nhập các trung tâm: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng – Côn trùng, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe. Ngày 19-4-2019 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1419/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Trên cơ sở đó, Sở Y tế phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính thực hiện việc bàn giao nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trung tâm cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Trung tâm, thành lập các khoa, phòng...

Đối với tuyến huyện, Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức lại trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) vào trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố. Ngày 7-5-2019 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1683/QĐ-UBND về việc tổ chức lại trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ vào trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Sở Y tế; Sở Y tế phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính chỉ đạo bàn giao nhân sự và cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trung tâm DS- KHHGĐ cho trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố; bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trung tâm, thành lập các khoa, phòng... Đến nay Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố đã đi vào hoạt động ổn định.

Trao đổi với ông Đoàn Nam Hưng, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế, được biết: Việc tinh gọn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị là vấn đề nhạy cảm, phức tạp. Tuy nhiên, nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ gắn với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quá trình sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị y tế của tỉnh đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của tập thể cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong toàn ngành. Trong quá trình thực hiện kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, lãnh đạo Sở Y tế xác định “thành công đến từ sự đồng thuận của tập thể CBCCVC toàn ngành”. Theo đó, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi cán bộ, công chức, viên chức nắm rõ nội dung của việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy; dân chủ trong việc giới thiệu đề nghị bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, sắp xếp lại các bộ phận bảo đảm công khai, minh bạch, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy ngành y tế tỉnh bước đầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi thường xuyên, khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng nhiệm vụ và phân tán về nhân lực; khắc phục được những hạn chế, tồn tại, bất cập hiện nay về đội ngũ cán bộ, tài chính theo hướng tập trung, không bị phân tán khi có nhiều đơn vị với chức năng dự phòng; tăng cường nguồn nhân lực có chất lượng cao đối với cán bộ, viên chức, người lao động đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân... Sau một thời gian đi vào hoạt động cho thấy, việc hợp nhất các trung tâm tuyến tỉnh có chức năng nhiệm vụ gần tương đồng thuộc lĩnh vực y tế dự phòng là thật sự cần thiết, thể hiện qua việc tập hợp, sử dụng có hiệu quả các trang, thiết bị, nhân lực hiện có để lĩnh vực y tế dự phòng phát triển, đổi mới phù hợp tình hình thực tế của địa phương.

Ông Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Việc thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là phù hợp với xu thế chung của thế giới, khu vực và thống nhất mô hình chung của cả nước. Sau khi sáp nhập giảm được 4 đầu mối trung tâm và 20 đầu mối khoa, phòng, giảm số lượng cán bộ lãnh đạo. Nhằm ổn định tình hình tư tưởng và giúp CBCCVC yên tâm công tác, trước khi thực hiện sáp nhập Sở Y tế đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Sau khi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật được thành lập, ban lãnh đạo trung tâm tiếp tục chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho CBCCVC toàn đơn vị. Đồng thời, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong quá trình triển khai nhiệm vụ, như: Thành lập các hội đồng xem xét vị trí việc làm, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ và các chính sách chế độ, phụ cấp, ưu đãi ngành; đảm bảo công bằng và công khai, dân chủ trong thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCCVC. Tiếp thu các ý kiến đóng góp của CBCCVC trong xây dựng kế hoạch phát triển đơn vị, bảo đảm giải quyết chế độ hài hòa; sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với chuyên môn và điều kiện cho phép. Nhờ đó, bộ máy tổ chức, tình hình tư tưởng của CBCCVC đơn vị nhanh chóng ổn định ngay sau khi sáp nhập.

Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, các đơn vị còn gặp một số khó khăn, đó là việc giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, việc sắp xếp cán bộ lãnh đạo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh vì sáp nhập nhiều đơn vị; công tác chỉ đạo, quản lý cũng còn khó khăn do trụ sở làm việc phân tán nhiều địa điểm. Việc sáp nhập Trung tâm DS - KHHGĐ huyện vào trung tâm y tế huyện sẽ khắc phục phần nào tình trạng thiếu cán bộ có chuyên môn trong một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực DS - KHHGĐ. Tuy nhiên, làm thế nào để công tác dân số tiếp tục được duy trì, đạt hiệu quả hoạt động sau khi sáp nhập; đồng thời, thực hiện tốt Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, chuyển trọng tâm từ KHHGĐ sang dân số và phát triển đang đặt ra những thách thức không nhỏ, cần sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư nguồn lực nhiều hơn của địa phương.

Bộ máy ngành y tế đã, đang và sẽ tiếp tục được tinh gọn với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vấn đề quan tâm nhất hiện nay của cán bộ, nhân dân là làm thế nào để tinh gọn nhưng phải đi đôi với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe từ công tác phòng bệnh đến khám, chữa bệnh, nâng cao sức khỏe, chất lượng dân số. Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” đã chỉ rõ quan điểm đây là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhưng ngành y tế là nòng cốt.

Bài và ảnh: Hà Bắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]