(Baothanhhoa.vn) - Lần theo từng dấu son chói lọi trên hành trình 90 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa; dạo bước ghé thăm Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập - người thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa, học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang yên bình tọa lạc giữa khung cảnh xóm làng quê hương, chúng tôi càng thêm thấu hiểu sâu sắc niềm tự hào lớn lao trong cuộc đời mỗi con người; từ đó khắc ghi hơn nữa những đóng góp to lớn của người thanh niên cộng sản ấy cho sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập – địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng

Lần theo từng dấu son chói lọi trên hành trình 90 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa; dạo bước ghé thăm Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập - người thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa, học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang yên bình tọa lạc giữa khung cảnh xóm làng quê hương, chúng tôi càng thêm thấu hiểu sâu sắc niềm tự hào lớn lao trong cuộc đời mỗi con người; từ đó khắc ghi hơn nữa những đóng góp to lớn của người thanh niên cộng sản ấy cho sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc.

Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập – địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạngKhông gian trưng bày các hiện vật, tư liệu, hình ảnh gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Lê Hữu Lập.

“Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu”

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống hiếu học; ngay từ lúc nhỏ, đồng chí Lê Hữu Lập đã bộc lộ tư chất thông minh, có chính kiến, trọng lẽ phải. Sau khi tốt nghiệp trường Pháp Việt, ông tham gia phong trào cách mạng đòi độc lập cho dân tộc. Năm 1922, ông đã gặp cụ Đinh Chương Dương, một nhân sĩ yêu nước, hội viên của Việt Nam Quang phục hội. Đồng chí Lê Hữu Lập được cụ Đinh Chương Dương giác ngộ cách mạng và giới thiệu sang Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia tổ chức Tâm Tâm xã vào năm 1924. Tháng 6-1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên - tổ chức tiền thân của Đảng với nòng cốt là Cộng sản đoàn. Sau khi thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo, bồi dưỡng lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin cho những người trong tổ chức. Tham gia Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là một bước ngoặt có tính chất quyết định trong cuộc đời của đồng chí Lê Hữu Lập. Từ đây, ông được tiếp xúc với chủ nghĩa cộng sản, được giác ngộ cách mạng và trải qua quá trình rèn giũa, phấn đấu rồi trở thành người thanh niên cộng sản chân chính.

Mùa xuân năm 1925, ông cùng Lê Duy Điếm và các đồng chí khác được cử về nước hoạt động. Ngay sau khi về nước, ông tích cực vận động, liên lạc với những người yêu nước nhằm tuyên truyền, giác ngộ cách mạng và gây dựng cơ sở trong quần chúng Nhân dân. Trên một địa bàn hoạt động rộng lớn, ông lập ra nhiều tổ chức yêu nước như: “Hội đọc sách báo”, “Hưng nghiệp hội xã”, “Hội cày thuê”, “Hội lợp nhà”, “Hội sinh viên”... Tháng 4-1927, tại số nhà 26, phố Hàng Than, thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa), Tỉnh bộ Thanh Hóa được thành lập. Tại đây, Ban Chấp hành Tỉnh bộ lâm thời được cử ra gồm 3 ủy viên, đồng chí Lê Hữu Lập được cử làm bí thư.

Năm 1929, đồng chí được cử sang Thái Lan hoạt động, từng bị tòa án của chính quyền bảo hộ thực dân ở Thanh Hóa kết án tử hình vắng mặt. Tháng 3-1930, tại Hội nghị đại biểu Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở U-Đôn (Thái Lan) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã quyết định chuyển tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội thành tổ chức cộng sản. Do công lao đóng góp tích cực cho việc thành lập Đảng Cộng sản, đồng chí Lê Hữu Lập đã trở thành đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Cuối tháng 8-1930, đồng chí Lê Hữu Lập bí mật về nước. Tháng 9-1930, dưới sự dẫn dắt của đồng chí, chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hoằng Hóa được thành lập tại thôn Cự Đà (nay là xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa). Cuối năm 1930, đồng chí quay lại Thái Lan hoạt động. Từ năm 1932 đến năm 1933, đồng chí công tác tại ban viện trợ cách mạng Đông Dương ở vùng Đông Bắc Thái Lan. Đầu năm 1934, đồng chí lại được ban viện trợ cách mạng Đông Dương cử về hoạt động tại Nghệ An và được tổ chức bố trí hoạt động tại một cơ sở tại huyện Nghi Lộc. Tại đây đồng chí lâm bệnh nặng và trút hơi thở cuối cùng tại nhà thương Vinh vào một ngày cuối tháng 6-1934.

“Của tin gọi một chút này làm ghi”

Với những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, ngày 29-8-2014, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập và giao Tỉnh đoàn Thanh Hóa làm chủ đầu tư. Khu tưởng niệm được khởi công, triển khai xây dựng trên diện tích gần 10.000m2 tại xã Xuân Lộc – quê nhà của đồng chí. Ngoài ngân sách tỉnh hỗ trợ, công trình được xây dựng từ nguồn kinh phí do cán bộ, đoàn viên, thanh, thiếu niên trong tỉnh và các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa chung tay góp sức. Với hai nội dung trưng bày chính: Phần thứ nhất giới thiệu thân thế và sự nghiệp của đồng chí Lê Hữu Lập; Phần thứ hai thể hiện sự tri ân của thế hệ trẻ đối với đồng chí Lê Hữu Lập được thể hiện qua những hình ảnh, Khu tưởng niệm tựa như cuốn tiểu sử được trình bày một cách sinh động, phong phú với nhiều tư liệu, hiện vật, hình ảnh xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của người thanh niên cộng sản ưu tú, kiên trung. Ông Nguyễn Thành Long, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lộc cho biết: “Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, là cơ sở cho thế hệ cháu con hôm nay và mai sau đến tham quan, tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của người thanh niên cộng sản ưu tú. Hơn hết, cuộc đời và sự nghiệp ấy chính là tấm gương để Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân học tập, noi theo; từ đó kết thành nguồn nội lực, phát huy truyền thống, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng tiến bước trên con đường phát triển”.

Tại không gian trưng bày về thân thế và sự nghiệp của đồng chí Lê Hữu Lập, người xem có thể hình dung lại chặng đường từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa cộng sản thông qua từng hiện vật, bức ảnh ghi dấu những năm tháng hoạt động cách mạng sôi nổi lúc sinh thời. Đó là ngôi nhà số 13, đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc - nơi đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức lớp học; địa điểm số nhà 27, phố Thợ Thêu (nay là đường Phan Chu Trinh, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa) - nơi Lê Hữu Lập tổ chức Hội đọc sách báo cách mạng (tháng 5-1926); số nhà 26 Hàng Than, thị xã Thanh Hóa - địa điểm diễn ra Hội nghị thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tỉnh Thanh Hóa (tháng 4-1927); chùa Quan Thánh (núi Nhồi, huyện Đông Sơn) - nơi tổ chức Hội nghị Đại biểu Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 4-1928)...

Được trưng bày trang trọng trong các tủ kính là những hiện vật như: Cuốn “Cách mạng nhập môn” - tài liệu đồng chí Lê Hữu Lập dùng để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng năm 1930; Tờ trình của Tổng đốc Thanh Hóa báo cáo về bạo động của Nguyễn Năng Độ, Lê Hữu Lập ngày 3-10-1929; Quyết định số 45 ngày 20-3-1930 của chính quyền thực dân Pháp tuyên án các thành viên “Việt Nam Cách mệnh Thanh niên”; Bản tuyên án của chính quyền thực dân Pháp số 403 ngày 2-11-1929 xử 18 thành viên “Việt Nam Cách mệnh Thanh niên” ở các mức: Tử hình, khổ sai, trung thân, quản thúc. Đó là những bằng chứng thuyết phục nhất, giúp người xem hiểu sâu sắc hơn về quá trình hoạt động bí mật của các chiến sĩ cách mạng. Bên cạnh đó, không gian trưng bày một số hiện vật là những đồ dùng sinh hoạt đã gắn bó với đồng chí và gia đình như: Hòm đựng tài liệu, nồi đồng, mâm đồng, mâm gỗ...

Sự tri ân của thế hệ trẻ đối với đồng chí Lê Hữu Lập được thể hiện qua những hình ảnh như: Trường THCS Lê Hữu Lập tại tiểu khu 5, thị trấn Hậu Lộc và tuyến đường Lê Hữu Lập tại TP Thanh Hóa vinh dự mang tên đồng chí. Bên cạnh đó còn trưng bày một số hình ảnh hoạt động trong quá trình triển khai xây dựng công trình khu tưởng niệm như: Hội nghị triển khai cuộc vận động xây dựng Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập; lễ khởi công xây dựng và một số hình ảnh các đồng chí lãnh đạo đoàn và đoàn thanh niên tham gia trồng cây tại khu tưởng niệm; lễ cắt băng khánh thành và dâng hương tưởng niệm.

Phần Khánh tiết, nơi tượng đồng chí Lê Hữu Lập được đặt trang trọng dưới cờ Đảng và cờ Tổ quốc thiêng liêng được xem là sợi dây kết nối giữa lịch sử đấu tranh cách mạng của người chiến sĩ cộng sản kiên trung với sự tri ân sâu sắc của các thế hệ cháu con hôm nay đối với những đóng góp to lớn ấy. Ông Cao Công Thức, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Hậu Lộc chia sẻ: “Những chiến sĩ cách mạng của huyện Hậu Lộc nói chung, đồng chí Lê Hữu Lập nói riêng đều có những đóng góp to lớn trong tiến trình lịch sử cách mạng của tỉnh và cả nước. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của các đồng chí ấy luôn được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm”. Đối với Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập, ngoài việc tiếp tục tuyên truyền, lồng ghép với chương trình giáo dục, nhất là giáo dục địa phương; huyện Hậu Lộc tăng cường quản lý, đầu tư nguồn lực từ ngân sách và nguồn xã hội hóa, kêu gọi người dân hiến tặng di vật hiện vật nhằm làm phong phú thêm không gian trưng bày. Đặc biệt, trong thời gian tới, huyện Hậu Lộc sẽ tiến hành đấu mối với tỉnh Nghệ An để thu thập thêm di vật, hiện vật gắn bó mật thiết với đồng chí Lê Hữu Lập trong thời kỳ hoạt động cách mạng; từ đó khẳng định thêm đóng góp của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng của tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung.

Bài và ảnh: Nguyên Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]