(Baothanhhoa.vn) - hững năm qua, cùng với việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, việc tuyên truyền, khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên, nhằm đưa người nghèo từ thế “thụ động” sang “chủ động” thoát nghèo, là giải pháp quan trọng tạo nên bước “đột phá” cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo

hững năm qua, cùng với việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, việc tuyên truyền, khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên, nhằm đưa người nghèo từ thế “thụ động” sang “chủ động” thoát nghèo, là giải pháp quan trọng tạo nên bước “đột phá” cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020.

Khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo

Nhờ sự nỗ lực và ý chí vươn lên gia đình anh Đặng Bá Ngọc, xã Hoằng Cát (Hoằng Hóa) đã thoát nghèo.

Sự vươn lên của “người trong cuộc”

Chúng tôi tìm đến hộ gia đình anh Văn Doãn Kiên, ở thôn Tân Giao, xã Thăng Long (Nông Cống), một trong những hộ thoát nghèo từ năm 2018. Qua câu chuyện anh chia sẻ, chúng tôi thấy rõ những nỗ lực vươn lên thoát nghèo của gia đình. Vốn xuất thân từ gia đình nghèo khó, đến khi anh lập gia đình rồi sinh con, nhưng cái nghèo vẫn còn đeo bám. Hai vợ chồng sống trong ngôi nhà tạm bợ và chỉ quẩn quanh với vài sào ruộng. Chính vì thế, tiền trang trải cho cuộc sống gia đình chưa đủ huống hồ còn phải lo cho 2 con ăn học. Khi đó, anh cũng chẳng dám ước có một ngày mình sẽ thoát được nghèo.

Thế nhưng, nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện, sự vận động của chính quyền địa phương, năm 2018 gia đình anh đã mạnh dạn vay 80 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư mua máy móc sản xuất miến gạo. Với sự linh hoạt trong cách làm ăn nên chỉ trong năm 2018 cuộc sống của gia đình anh đã ổn định và thoát nghèo. Anh Kiên bộc bạch: “Tôi biết gia đình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xã hội còn rất nhiều gia đình nghèo hơn mình và rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước. Do đó, tôi xin “rút chân” khỏi danh sách hộ nghèo”.

Nhiều năm liền gia đình anh Đặng Bá Ngọc, xã Hoằng Cát (Hoằng Hóa) thuộc diện hộ nghèo. Chồng bị tàn tật, vợ bị bệnh máu khó đông, lại phải nuôi bốn người con ăn học nên gia đình anh lâm vào cảnh khó khăn. Được chính quyền địa phương xét vào diện hộ nghèo và hưởng nhiều chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, không vì thế mà gia đình anh trông chờ, ỷ lại mà luôn nỗ lực vươn lên phát triển sản xuất để thoát nghèo. Xuất phát từ ý chí đó, gia đình anh đã mạnh dạn vay vốn 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội để thuê 1,5 ha đất bãi trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và làm thêm vài sào lúa. Năm 2018, gia đình anh cũng là một trong những hộ được hưởng lợi từ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo chăn nuôi bò sinh sản. Với số tiền là 12 triệu đồng vợ chồng anh đã đầu tư chuồng trại, mua bò về nuôi. Từ các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, năm 2020 gia đình anh đã thoát nghèo và cuộc sống cũng ổn định hơn. Anh Ngọc chia sẻ: “Nhờ có sự hỗ trợ của các cấp, các ngành mà gia đình tôi đã biết cách sản xuất, làm ăn. Nhà nước mang đến cho mình cái “cần câu”, nếu mình không nỗ lực mà tự “câu” thì có hỗ trợ bao nhiêu cũng không thoát được nghèo”.

Từng là hộ nghèo nhiều năm, thế nhưng năm 2020, gia đình anh Đinh Văn Đại, ở thôn Tiến Hưng 2, xã Luận Thành (Thường Xuân) đã xin ra khỏi hộ nghèo để nhường sự hỗ trợ của Nhà nước cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Kể về quá trình thoát nghèo của gia đình, anh Đại không giấu nổi niềm vui: hai vợ chồng vốn không có công ăn việc làm ổn định, đất sản xuất, vốn liếng đều không có. Cuộc sống cũng chỉ tạm bợ qua ngày. Để có thêm thu nhập, vợ anh phải đi làm xa để con ở nhà cho anh chăm sóc. Gia đình có 2 cháu thì một cháu lại bị bệnh thiếu máu, định kỳ hàng tháng đều phải đến bệnh viện điều trị nên cuộc sống gia đình đã khó lại càng khó. Tuy nhiên, năm 2018 sau khi được các cấp, các ngành, nhất là chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động rồi tạo điều kiện cho vay vốn 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình đã đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng, chăn nuôi thêm vài con gà, rồi đi làm thêm để có thu nhập trang trải cuộc sống. “Mình còn khỏe, còn có sức lao động nên tôi cũng bàn với vợ xin ra khỏi hộ nghèo, phấn đấu làm ăn chứ không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước” - anh Đại chia sẻ.

Câu chuyện của những người dân tuy hoàn cảnh còn khó khăn nhưng đã tự nguyện “xung phong thoát nghèo” giờ đây không còn hiếm. Nhiều người đã nhận thấy rằng chính sách hỗ trợ hộ nghèo dù có ưu việt đến đâu thì cũng chỉ góp phần vơi bớt khó khăn trước mắt. Việc phải tự tạo ra cái “cần câu” cho chính mình là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định, giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

Trao “cần câu”...

Để nâng cao hiệu quả chương trình giảm nghèo, những năm qua, các địa phương, đơn vị đã thực hiện lồng ghép các dự án, chương trình giảm nghèo, huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư một cách hiệu quả như: hỗ trợ sửa chữa và làm mới nhà ở; hỗ trợ vốn phát triển kinh tế; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất; đào tạo nghề, giải quyết việc làm; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản... Kết quả giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã giảm được 105.924 hộ nghèo, bình quân giảm 2,24%/năm, cơ bản đạt kế hoạch đề ra.

Qua trao đổi với ông Trương Thanh Quế, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hoằng Hóa, được biết: Những năm qua huyện luôn xác định công tác giảm nghèo là cả một “hành trình dài” chứ không phải ngày một, ngày hai. Giảm nghèo nhanh nhưng phải bền vững. Để bền vững được, huyện chú trọng phát triển các mô hình, cách thức sản xuất cho bà con. Trong năm 2020 huyện đã phân bổ gần 6 tỷ đồng cho các xã thực hiện các dự án hỗ trợ người dân phát triển sản xuất. Thông qua đó, tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên giảm nghèo của người dân được nâng cao, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu chính đáng. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm mạnh từ 10,67% (2015) xuống còn 1,35% (2020).

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Nông Cống, giai đoạn 2016–2020, giảm đáng kể từ 5.350 hộ (2016), chiếm 10,97% xuống còn 2.603 hộ (2020), chiếm 1,37%. Để làm được điều đó, huyện luôn xác định tăng cường phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở và cộng đồng; giao vốn trung hạn để địa phương chủ động bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên hàng năm. Hiện, trên địa bàn huyện đang triển khai cho vay 12 chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, với tổng số dư nợ là 402 tỷ đồng. Qua đó, trao cho người dân cái “cần câu” chứ không phải “con cá”; khuyến khích người dân vươn lên bằng chính sức lao động của mình; gắn trách nhiệm của từng hộ nghèo với đồng vốn bỏ ra...

Trên cơ sở kết quả đạt được, tỉnh Thanh Hóa xác định công tác giảm nghèo tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ tới. Trong đó nhấn mạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, các đơn vị, nhất là người đứng đầu trong thực hiện công tác giảm nghèo. Rà soát, có kế hoạch cụ thể cho từng địa phương và từng giai đoạn. Huy động các nguồn lực, nhất là xã hội hóa để tạo thành phong trào sâu rộng, thu hút và động viên sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân trong thực hiện các chương trình giảm nghèo...

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]