(Baothanhhoa.vn) - Huyện Triệu Sơn đặt mục tiêu phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 300 người. Do thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nên những năm gần đây huyện luôn đạt chỉ tiêu đề ra, trở thành điểm sáng trong giải quyết việc làm cho người lao động.

Huyện Triệu Sơn: Điểm sáng trong giải quyết việc làm cho người lao động

Huyện Triệu Sơn đặt mục tiêu phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 300 người. Do thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nên những năm gần đây huyện luôn đạt chỉ tiêu đề ra, trở thành điểm sáng trong giải quyết việc làm cho người lao động.

Huyện Triệu Sơn: Điểm sáng trong giải quyết việc làm cho người lao độngMột doanh nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương.

Nhằm thúc đẩy phát triển thị trường lao động, huyện xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn lực về vốn, đất đai. Tập trung chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ. Cùng với xúc tiến giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh, trong nước, huyện tạo điều kiện cho các công ty có chức năng tuyển dụng, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về các xã, thôn tư vấn, tuyển người đi xuất khẩu lao động. Ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Triệu Sơn, cho biết: Khi chưa có dịch COVID-19 huyện có số lượng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài khá đông, khoảng trên dưới 400 người/năm và luôn là huyện top đầu của tỉnh về xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm. Đa số người lao động sau khi hết hạn hợp đồng về nước đều có điều kiện kinh tế khá giả, xây được nhà cao tầng, nuôi con ăn học. Nhiều người còn đầu tư phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động địa phương. Những hộ nghèo có người đi xuất khẩu lao động đều xóa nghèo bền vững...

Bên cạnh đó, công tác hướng nghiệp học nghề, làm nghề cho học sinh THCS, THPT được chú trọng. Qua đó, giúp các em định hướng, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện của bản thân, gia đình và phù hợp với phân công lao động xã hội. UBND huyện cũng thường xuyên chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các đơn vị tham gia dạy nghề chú trọng đổi mới phương pháp dạy, học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy và học; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục... Bám sát sự chỉ đạo và nhu cầu thực tế, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đã liên kết phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo gắn giải quyết việc làm. Theo đó, mỗi năm toàn huyện có khoảng trên 2.500 lao động được đào tạo nghề thông qua các doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn phối hợp với các trường đại học, cao đẳng liên kết đào tạo các ngành, nghề trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời cung cấp nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất bảo đảm đáp ứng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu, trình độ ngành nghề đa dạng, hợp lý, góp phần giải quyết việc làm một cách bền vững cho người lao động.

Nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của 7 doanh nghiệp FDI đóng trên địa bàn, thu hút trên 10.000 lao động với thu nhập bình quân từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng/người/tháng, huyện khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo gắn giải quyết việc làm, khắc phục tình trạng doanh nghiệp thiếu hụt lao động, ổn định sản xuất, kinh doanh.

Với những giải pháp thiết thực trên, trong 6 tháng đầu năm 2021 huyện đã giải quyết việc làm cho gần 1.900 lao động (bằng 53,6% so với kế hoạch, tăng 30,5% so với cùng kỳ), trong đó có 40 người đi xuất khẩu lao động; đào tạo nghề cho 1.321 lao động, bằng 52,8% so kế hoạch, tăng 35,5% so cùng kỳ.

Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới huyện Triệu Sơn tiếp tục đẩy mạnh phối hợp, gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo theo địa chỉ sử dụng để phát triển nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong các ngành, các cấp, các tầng lớp xã hội về vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động, nhất là lao động thuộc gia đình chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, lao động nông thôn, thuộc diện hộ nghèo, diện di dời giải tỏa, không còn đất sản xuất... để họ tham gia học nghề. Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia về việc làm. Đổi mới, tạo cơ chế thông thoáng cho các nhà đầu tư, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án sản xuất, kinh doanh của người dân được tiếp cận nguồn vốn vay để thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn...

Bài và ảnh: Vân Sơn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]