(Baothanhhoa.vn) - Trên cơ sở nhận định tình hình thiên tai, rút kinh nghiệm từ thực tế chỉ đạo, điều hành trong thời gian qua, năm 2022 huyện Mường Lát tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ từ phòng ngừa đến ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Huyện Mường Lát triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với thiên tai

Trên cơ sở nhận định tình hình thiên tai, rút kinh nghiệm từ thực tế chỉ đạo, điều hành trong thời gian qua, năm 2022 huyện Mường Lát tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ từ phòng ngừa đến ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Huyện Mường Lát triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với thiên tai

Những năm qua Mường Lát chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai dẫn đến tắc nghẽn giao thông gây sạt lở đất và chia cắt đường giao thông trên địa bàn.

Mường Lát là huyện vùng cao biên giới có địa hình hẹp, dốc, đồi núi cao xen kẽ giữa sông, suối, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, bất thường; vào mùa mưa thường có dông lốc, sấm sét, mưa đá kéo dài gây lũ ống, lũ quét và sạt lở đất rất khó cho dự báo, cảnh báo và triển khai ứng phó. Bên cạnh đó dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sống thưa thớt, hệ thống công trình hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục tuy đã được xây dựng kiên cố nhưng chưa đủ khả năng tránh mưa, bão, chưa đảm bảo an toàn. Mùa mưa lượng nước lớn tạo thành lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đe dọa đến tài sản, tính mạng Nhân dân.

Những năm qua Mường Lát chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai như lũ ống, lũ quét, lốc xoáy gây thiệt hại nhiều về người, tài sản, hoa màu. Thiên tai xảy ra làm tắc nghẽn giao thông gây sạt lở đất và chia cắt đường giao thông ở dọc QL 15C, QL16, Tỉnh lộ 521D, Tỉnh lộ 521E và các tuyến đường liên thôn, liên bản thường hay bị cô lập vào mùa mưa khi sạt lở đất xảy ra. Năm 2021, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện ước tính 70.421 triệu đồng.

Trên cơ sở nhận định tình hình thiên tai, rút kinh nghiệm từ thực tế chỉ đạo, điều hành trong thời gian qua, năm 2022 huyện Mường Lát tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ từ phòng ngừa đến ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đến cuối tháng 5-2022, các xã, thị trấn, cơ quan trên địa bàn huyện đã tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2021, triển khai nhiệm vụ công tác PCTT và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) năm 2022. Thành lập Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và phòng thủ dân sự, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, xây dựng phương án PCTT, phương án phòng tránh lũ ống, lũ quét và sạt lở đất cũng như phương án di dời dân ra khỏi khu vực nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Huyện Mường Lát triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với thiên tai

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pù Nhi cùng bà con Nhân dân bản Kéo Hượn làm đường bê tông nội bản, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân, khắc phục khó khăn về đường sá trước mùa mưa, bão.

Trên cơ sở các loại hình thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai thường xuyên xảy ra tại địa phương, huyện Mường Lát rà soát, xây dựng phương án ứng phó với thiên tai, tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng thuộc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn huyện; huy động nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường huyện, xã, thôn, bản. Triển khai xây dựng cầu treo, cầu cứng, phục vụ giao thông cho Nhân dân. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thi công hoàn thiện trường lớp học, các công trình nước để đưa vào sử dụng.

Xây dựng phương án huy động lực lượng, phương tiện, hậu cần, thông tin liên lạc, y tế cho công tác PCTT. Cụ thể, Công ty Cổ phần Thương mại miền núi Thanh Hóa chi nhánh Mường Lát đã dự trữ về lương thực và một số mặt hàng thiết yếu phục vụ cho Nhân dân các vùng thường xuyên bị thiên tai; Bưu điện huyện, Trung tâm viễn thông huyện, Trung tâm Viettel chi nhánh Mường Lát đã xây dựng phương án đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời, chính xác trong mọi tình huống; Trung tâm Y tế huyện đã có kế hoạch chuẩn bị nhân lực, vật lực, thiết bị y tế sẵn sàng cho công tác sơ cấp cứu, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong và sau thiên tai; 8/8 xã, thị trấn đã thành lập lực lượng xung kích PCTT, TKCN.

Huyện Mường Lát triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với thiên tai

Khu tái định cư xã Nhi Sơn là nơi sinh sống của các hộ dân bị ảnh hưởng của thiên tai, người dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đất.

Huyện đã điều tra các hộ dân đang sinh sống tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Xây dựng kế hoạch phòng tránh lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đến từng thôn, bản theo phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, vật tư tại chỗ) một cách chủ động, thực chất và có hiệu quả. Qua kết quả rà soát, năm 2022, huyện Mường Lát có 570 hộ/2.857 khẩu sinh sống ở khu vực có nguy cơ sạt lở đất; 132 hộ/656 khẩu sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét; 4/18 khẩu sinh sống ở vùng trũng thấp có nguy cơ ngập lụt khi có mưa lớn cần phải sơ tán. Huyện đã xây dựng phương án xử lý tình huống khi thiên tai xảy ra như đối với tình huống mưa lớn gây cục bộ dọc sông Mã và mưa lớn dài ngày gây sạt lở đất tại các điểm thường xuyên ách tắc giao thông tại tuyến đường dọc Quốc lộ 15C từ xã Trung Lý đến Cửa khẩu Tén Tằn, tại các nhánh đường giao thông thị trấn đi vào các xã Tam Chung, Mường Lý, tỉnh lộ 521D, 521E.

Huyện Mường Lát triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với thiên tai

Đợt mưa lớn xảy ra trong tháng 5-2022 gây sạt lở đất đá xuống QL15C qua địa bàn huyện Mường Lát.

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, huyện Mường Lát duy trì chặt chẽ chế độ thường trực 24/24h nhằm giữ vững thông tin dự báo, tình hình thực tế tại địa phương, kịp thời thông tin khi có những hiện tượng bất thường của thiên tai và có thiệt hại do thiên tai xảy ra ở các xã, thị trấn, kịp thời báo cáo về Văn phòng thường trực Chỉ huy PCTT huyện để có biện pháp xử lý tình huống xảy ra. Tập trung lực lượng, phương tiện đảm bảo cơ động nhanh, xử lý, ngăn chặn và khắc phục kịp thời những thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo đảm an toàn về người và tài sản. Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức để các cấp, các ngành và Nhân dân xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ về PCTT và hậu quả của thiên tai để nâng cao ý thức phòng chống. Huy động sự tham gia của cộng đồng, các cơ quan, lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, các lực lượng phản ứng nhanh các xã, thôn, bản tham gia vào công tác phòng ngừa và khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra.

Cùng với xây dựng phương án phòng, chống mưa bão, huyện chú trọng công tác phòng, chống hạn hán. Căn cứ vào dự báo tình hình khí tượng thủy văn kiểm tra, đánh giá, cân đối khả năng đáp ứng nguồn nước của từng công trình đầu mối tưới cho các nhu cầu dùng nước, ưu tiên nước cho sinh hoạt và nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao khi hạn hán xảy ra. Xây dựng phương án ứng phó cẩn khấp hạn hán chi tiết, cụ thể đến từng tiểu vùng.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]