(Baothanhhoa.vn) - Với 12 km bờ biển, có sông Mã, sông Lạch Trường và sông Cung chạy qua, 27 trong tổng số 37 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoằng Hóa có đê, cùng nhiều nhà hàng, khách sạn và công trình ven biển, nếu có thiên tai bão lũ, dễ xảy ra thiệt hại lớn. Trên địa bàn huyện cũng có gần 1.000 phương tiện tàu thuyền lớn nhỏ, với hơn 3.400 lao động chuyên khai thác hải sản trên biển nên công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn cũng vô cùng quan trọng trong mùa mưa bão. Vì những lẽ đó, huyện Hoằng Hóa coi công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) là nhiệm vụ quan trọng hằng năm.

Huyện Hoằng Hóa chủ động phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Với 12 km bờ biển, có sông Mã, sông Lạch Trường và sông Cung chạy qua, 27 trong tổng số 37 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoằng Hóa có đê, cùng nhiều nhà hàng, khách sạn và công trình ven biển, nếu có thiên tai bão lũ, dễ xảy ra thiệt hại lớn. Trên địa bàn huyện cũng có gần 1.000 phương tiện tàu thuyền lớn nhỏ, với hơn 3.400 lao động chuyên khai thác hải sản trên biển nên công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn cũng vô cùng quan trọng trong mùa mưa bão. Vì những lẽ đó, huyện Hoằng Hóa coi công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) là nhiệm vụ quan trọng hằng năm.

Huyện Hoằng Hóa chủ động phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạnTàu thuyền huyện Hoằng Hóa được hướng dẫn tránh trú trên sông Lạch Trường đoạn qua xã Hoằng Yến trong cơn bão số 2 vào tháng 6-2021.

Từ đầu tháng 5–2021, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác PCTT&TKCN năm 2020 để đúc rút những bài học, kinh nghiệm năm trước. Đồng thời, đề ra các nhóm nhiệm vụ nhằm chủ động triển khai ứng phó trong mùa mưa bão năm 2021 này. Địa phương đã kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự huyện, phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm cụ thể, cho từng bộ phận, cho mỗi thành viên. Các phòng, ngành là thành viên Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự huyện cũng được giao chủ động triển khai các nhóm giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ và chuyên môn. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện là cơ quan thường trực của ban chỉ huy, chịu trách nhiệm tham mưu, theo dõi tổng hợp giúp UBND huyện và ban chỉ huy lập, thực hiện các phương án phòng, tránh ứng phó thiên tai và TKCN.

Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện được giao là lực lượng nòng cốt trong công tác PCTT&TKCN trên địa bàn. Đây cũng là lực lượng chủ đạo trong việc sơ tán người, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội theo sự điều động của huyện và cấp trên. Những ngày gần đây, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã hoàn thành phương án huy động lực lượng xung kích, lực lượng hộ đê, phối hợp với Đồn Biên phòng Hoằng Trường xây dựng phương án tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Ban cùng với các xã, thị trấn trên địa bàn, xây dựng phương án để diễn tập phòng, chống thiên tai lụt bão và TKCN gắn với công tác quân sự địa phương và nhiệm vụ phòng thủ. Với công tác cứu hộ, cứu nạn tàu thuyền khi có sự cố trên biển, Đồn Biên phòng Hoằng Trường đã xây dựng phương án tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, ven biển và cửa sông. Đồng thời, phối hợp với các xã ven biển kiểm tra, kiểm soát, quản lý về người và phương tiện sản xuất, khai thác, có phương án để kêu gọi tránh trú bão, báo cáo kịp thời những thông tin lên cấp trên. Huyện đã vận động và ký kết với các chủ tàu công suất lớn của xã Hoằng Trường, thành lập Đội tàu cứu hộ, cứu nạn trên biển, sẵn sàng điều động khi cần. Một đoạn vụng sông Lạch Trường dọc thôn 1, xã Hoằng Yến cũng được chính quyền hướng dẫn các chủ tàu thuyền đưa phương tiện vào tránh trú khi có mưa bão. Đây là vị trí nằm sâu trong đất liền, cách cửa biển chưa đầy 3km theo đường sông, tương đối kín sóng và gió do có triền núi che chắn.

Về công tác an toàn đê, Hạt Quản lý Đê Hoằng Hóa được giao nhiệm vụ xây dựng phương án hộ đê toàn tuyến và các phương án trọng điểm trong phòng chống lũ, lụt. Được biết, trên địa bàn huyện hiện nay, đê Tây và Đông sông Cung qua địa bàn có nhiều đoạn chưa được kiên cố, vẫn còn đê đất, vừa cũ thấp, vừa nhỏ hẹp, không đủ cao trình và các yêu cầu phòng chống lũ. Theo đó, huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Quản lý Đê Hoằng Hóa và các địa phương liên quan, chuẩn bị các vật tư tại chỗ, lực lượng con người, xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó khi có thiên tai cho từng trọng điểm đê. Hạt Quản lý Đê Hoằng Hóa cũng chịu trách nhiệm tham mưu chính về kỹ thuật hộ đê và xử lý các sự cố đê điều, cử cán bộ thường xuyên kiểm tra các công trình đê điều.

Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện phối hợp với Công an huyện, xây dựng kế hoạch cụ thể, phương án bố trí phương tiện ứng cứu khi cần, đường có sự cố hư hỏng để đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông chính. Phương án huy động phương tiện để tham gia công tác PCTT&TKCN cũng đã được triển khai. Vừa qua, UBND huyện Hoằng Hóa đã trang bị một mô tô nước hiện đại cho Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến nhằm phục vụ cứu hộ và PCTT. Trong tháng 5 vừa qua, các xã, thị trấn cũng đã kiện toàn bộ máy chỉ huy cũng như lực lượng tại chỗ phục vụ PCTT, hộ đê...

Cùng với các phương án PCTT&TKCN chung, huyện Hoằng Hóa còn xây dựng riêng phương án đối phó với siêu bão, sóng thần, xây dựng phương án sơ tán dân ở các vùng cửa sông, ven biển theo các cấp độ. Trên thực tế, khi có sự cố, càng chủ động các phương án thì thiệt hại về người và tài sản càng ít đi.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]