(Baothanhhoa.vn) - Trong lúc số người nhiễm COVID-19 trong nước gia tăng, ngành y tế cùng các cơ quan chức năng, các địa phương và Nhân dân cả nước đang cùng nhau chống lại đại dịch thì câu chuyện hỗ trợ tiêu thụ nông sản giúp bà con nông dân như một hành động đẹp, một việc tử tế tiếp thêm sức mạnh trong cuộc chiến này.

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản – hành động đẹp giữa mùa dịch

Trong lúc số người nhiễm COVID-19 trong nước gia tăng, ngành y tế cùng các cơ quan chức năng, các địa phương và Nhân dân cả nước đang cùng nhau chống lại đại dịch thì câu chuyện hỗ trợ tiêu thụ nông sản giúp bà con nông dân như một hành động đẹp, một việc tử tế tiếp thêm sức mạnh trong cuộc chiến này.

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản – hành động đẹp giữa mùa dịchĐoàn thanh niên Báo Thanh Hóa hỗ trợ tiêu thụ dưa vàng cho nông dân xã Nga Thắng (Nga Sơn). Ảnh: Quang Trung

Nhiều tháng qua, thông tin về việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản giúp bà con nông dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được lan tỏa rộng rãi qua báo chí, trên mạng xã hội, tại các cửa hàng kinh doanh thực phẩm, hoa quả, các siêu thị lớn nhỏ. Ở một vài nơi, các tấm băng rôn với dòng chữ “Hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang” hoặc nội dung tương tự được giăng cao, thu hút sự chú ý của người đi đường. Nhiều người nắm được thông tin đã đến mua. Tiện lợi hơn, nhiều cửa hàng và người bán còn nhận giao hàng tận nơi cho những ai có nhu cầu khiến việc tiêu thụ trở nên tiện lợi và nhanh chóng.

Chị Vũ Thị Dung, chủ cửa hàng hoa quả sạch BB Farm trên đường Triệu Quốc Đạt (TP Thanh Hóa) cho biết: Trong thời điểm dịch bệnh, nhiều nông dân gặp khó trong việc tìm đầu ra cho nông sản dù cho đó là các loại nông sản được sản xuất theo quy trình VietGAP đảm bảo về mẫu mã và chất lượng. Để chung tay giúp đỡ nông dân, chị đã tìm hiểu và nhập về bán tại cửa hàng nhiều loại nông sản với giá bán mang tinh thần ủng hộ để có thể tiêu thụ được số lượng lớn và thu hút được nhiều người mua hơn. Thông qua Fanpage của cửa hàng trên Facebook, chị đã kết nối và tiêu thụ được khoảng 4 tấn xoài, 2,8 tấn mận hậu, 2,5 tấn khoai lang tím giúp bà con nông dân các tỉnh Sơn La, Vĩnh Long... “Đây không còn là việc mua bán kiếm lời mà mình đang cố gắng giúp sức để hỗ trợ bà con nông dân lúc dịch bệnh khó khăn”, chị Dung chia sẻ.

Đáng chú ý hơn, việc hỗ trợ nông dân cả nước tiêu thụ nông sản không chỉ là việc làm tự phát của mỗi cá nhân. Vừa qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã phát động phong trào tiêu thụ, sử dụng nông sản an toàn tại cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố. Tham gia và hưởng ứng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch tiêu thụ 100 tấn vải thiều Bắc Giang, bắt đầu từ ngày 3-6. Đồng thời, cục cũng phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tạo điều kiện, khuyến khích, yêu cầu các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng... tăng sản lượng tiêu thụ nông sản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh tại địa bàn; ưu tiên các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn, đã và đang vào vụ thu hoạch như: vải thiều, thanh long, khoai lang, xoài, hành tím...

Nhiều cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn tỉnh cũng đã tích cực tham gia việc làm ý nghĩa này như: Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa, Đoàn thanh niên Báo Thanh Hóa...; được cán bộ, hội viên, công chức, viên chức, người lao động hưởng ứng nhiệt tình. Cũng từ đây, việc chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản được lan tỏa rộng rãi, xuất hiện ở nhiều nơi, từ tỉnh đến cơ sở. Tại huyện Nông Cống, đầu tháng 6-2021, Hội Nông dân huyện đã kêu gọi hội nông dân các xã, thị trấn chung tay tiêu thụ hành tím hỗ trợ nông dân tỉnh Sóc Trăng. Chỉ sau hai ngày phát động, các cấp hội đã tiêu thụ được 1,3 tấn hành, cùng hội nông dân các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh chung tay hỗ trợ nông dân cả nước.

Các hoạt động trên cũng đã được người tiêu dùng hưởng ứng nhiệt thành. Chị Nguyễn Thị Nga (TP Thanh Hóa) cho biết: “Thông qua báo chí và mạng xã hội tôi biết tới nhiều chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản của các cơ quan, đoàn thể hoặc các điểm bán hàng không lợi nhuận hỗ trợ nông dân của một số cá nhân, tôi nghĩ đây là việc làm rất ý nghĩa và bản thân cũng muốn góp sức bằng việc mua và tiêu thụ các sản phẩm này. Về giá cả, các điểm bán hàng đã bán với giá rất hợp lý, chất lượng nông sản lại đảm bảo, rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ nên tôi rất an tâm”.

Không còn tình trạng “giải cứu” nông sản với giá rẻ, hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh kéo dài đang hình thành nên nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người dân. Nét văn hóa này bao hàm cả ý thức mua sắm, hưởng thụ và bắt nguồn từ truyền thống nhân văn của dân tộc, là điều kiện quan trọng để chính quyền cùng người dân vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Nguyễn Mai



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]