(Baothanhhoa.vn) - Huyện Hà Trung đã chủ động triển khai phương án phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) năm 2022 với mục tiêu chuẩn bị mọi tình huống, phương án, cơ sở vật chất, con người, chủ động triển khai các hành động, biện pháp cần thiết, hợp lý trước, trong và sau thiên tai xảy ra để phòng ngừa, ứng phó và khắc phục một cách hiệu quả. Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành và tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác PCTT. Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai của các tổ chức, cá nhân, khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Hà Trung chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Huyện Hà Trung đã chủ động triển khai phương án phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) năm 2022 với mục tiêu chuẩn bị mọi tình huống, phương án, cơ sở vật chất, con người, chủ động triển khai các hành động, biện pháp cần thiết, hợp lý trước, trong và sau thiên tai xảy ra để phòng ngừa, ứng phó và khắc phục một cách hiệu quả. Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành và tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác PCTT. Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai của các tổ chức, cá nhân, khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Hà Trung chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạnSông Hoạt nơi tiêu thoát nước chính trên địa bàn huyện Hà Trung mùa mưa lũ.

Hà Trung có hệ thống sông ngòi, gồm sông Lèn ở phía Nam; 1 nhánh sông Hoạt chảy ra cửa âu - cống Báo Văn, một nhánh nằm ở phía Đông Bắc chảy ra cửa âu – cống Mỹ Quan Trang; sông Tam Điệp chảy ra cửa Thần Phù rồi chảy ra sông Càn (Nga Sơn). Hệ thống đê điều có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện. Bên cạnh đó, hệ thống đê điều trên địa bàn tuy đã được nâng cấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều ẩn họa do đê đắp từ lâu đời và đất đắp đê có nhiều tạp chất, có những vị trí nền đê đi qua vùng đất kẹp cát, một số đoạn đê sát sông đang sạt lở. Cùng với biến đổi của khí hậu, thiên tai xuất hiện bất thường không theo quy luật tự nhiên, do vậy rủi ro do thiên tai gây ra trên địa bàn là rất lớn, hiện tượng bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lụt, nắng nóng, hạn hán thường xảy ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước, đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Trước tình hình trên, UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT,TKCN và Phòng thủ dân sự (PTDS) huyện xây dựng phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn nhằm chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ban chỉ huy phân công nhiệm vụ, địa bàn cụ thể cho từng thành viên; đồng thời, kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện có hiệu quả phương án ứng phó thiên tai. Tổ chức thường trực theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, mực nước lũ, mưa bão, tiếp nhận và truyền đạt chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên đến cơ sở, tổng hợp tình hình mưa, lũ, bão, sự cố công trình, thiệt hại do thiên tai để báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý; ban hành công điện, công văn phục vụ chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai trên địa bàn.

Ban Chỉ huy PCTT,TKCN&PTDS huyện đã xây dựng, triển khai các phương án cụ thể để ứng phó với từng loại hình thiên tai. Trong đó, chú trọng việc thông tin, tuyên truyền thường xuyên các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến của bão, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để Nhân dân nắm bắt, chủ động phòng, tránh; dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình. Tổ chức các lực lượng hỗ trợ Nhân dân chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây xung quanh nhà để tránh gãy đổ khi có bão đổ bộ vào. Khẩn trương thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp để giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra. Đối với các biện pháp cơ bản ứng phó với bão, siêu bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, mưa lớn xảy ra trên địa bàn, huyện đã xây dựng phương án thực hiện sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn, công trình yếu có nguy cơ đổ sập, vị trí nhà ở gần cột điện cao thế, viễn thông, gần các cây lớn có nguy cơ đổ do bão mạnh, siêu bão; các khu vực có nguy cơ ngập lụt do lũ lụt, mưa bão.

Đồng chí Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND huyện Hà Trung, cho biết: UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT,TKCN&PTDS huyện đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện có hiệu quả công tác PCTT&TKCN trên địa bàn. Theo đó, Ban Chỉ huy Quân sự huyện triển khai thực hiện phương án bảo vệ công trình trọng điểm về đê điều, rà soát, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ công trình, sơ tán dân, TKCN, khắc phục hậu quả thiên tai. Công an huyện triển khai kế hoạch bảo vệ công trình trọng điểm về đê điều, kho tàng, công sở, kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phối hợp cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai. Phòng Kinh tế là cơ quan thường trực, có nhiệm vụ tham mưu Ban Chỉ huy PCTT,TKCN&PTDS huyện ứng phó kịp thời tình huống thiên tai. Điện lực Hà Trung triển khai kế hoạch tu sửa, quản lý, vận hành an toàn đường dây, máy biến áp điện; đồng thời, phối hợp với các xã, thị trấn phát quang cây trong hành lang bảo vệ đường điện; chỉ đạo cấp điện kịp thời phục vụ PCTT, tiêu úng, chống lũ, chống hạn tại các trạm bơm, âu, cống. Hạt quản lý đê Hà Trung tham mưu thực hiện tuần tra canh gác đê điều theo cấp báo động, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật xử lý kịp thời các sự cố công trình đê điều. Chi nhánh thủy lợi kiểm tra công trình kênh mương, trạm bơm, các cống đầu mối để sẵn sàng vận hành phòng, chống lụt bão, hạn hán, chống xâm nhập mặn. Phòng Tài nguyên và Môi trường nắm bắt kịp thời tình hình khí tượng thủy văn để tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT,TKCN&PTDS huyện, hướng dẫn các đơn vị, cơ quan và Nhân dân xử lý, bảo vệ môi trường khi lụt bão xảy ra. Phòng Công Thương triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông, tham mưu điều động các loại phương tiện hiện có trên địa bàn phục vụ ứng phó thiên tai và TKCN... Phòng Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Bệnh viện Đa khoa Hà Trung sẵn sàng cơ số thuốc, các đội cấp cứu cơ động, đội cứu thương phòng dịch, có đầy đủ dụng cụ thiết yếu, xe cứu thương để tham gia ứng phó thiên tai khi có lệnh điều động.

Đối với công tác khắc phục hậu quả do lụt bão, mưa lớn, huyện chỉ đạo thống kê, đánh giá thiệt hại do mưa, bão, lũ gây ra, nhu cầu hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất. Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh; sửa chữa khắc phục các công trình bị hư hại, như giao thông, thủy lợi, đê điều, hồ đập, viễn thông, điện lực, trường học, trạm y tế, bệnh viện, các công trình hạ tầng, cơ sở sản xuất, nhà ở Nhân dân... Đi đôi với đó, căn cứ dự báo của các cơ quan chuyên môn, huyện thông tin đến Nhân dân và các xã, thị trấn có diện tích bị hạn hán, xâm nhập mặn về biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]