(Baothanhhoa.vn) - Chúng tôi đến thăm điểm tái định cư (TĐC) Pa Púa, bản Tà Bán, xã Trung Sơn (Quan Hóa) vào một buổi chiều đầu đông. Trong cái nắng vàng hanh hao, những ngôi nhà sàn kiên cố, khang trang dần hiện ra bên sườn đồi. Ven những con đường bê tông phẳng phiu, sạch sẽ là những luống hoa đủ sắc màu được chăm tỉa gọn gàng đang đua nhau khoe sắc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đổi thay ở những khu tái định cư của Dự án Thủy điện Trung Sơn

Chúng tôi đến thăm điểm tái định cư (TĐC) Pa Púa, bản Tà Bán, xã Trung Sơn (Quan Hóa) vào một buổi chiều đầu đông. Trong cái nắng vàng hanh hao, những ngôi nhà sàn kiên cố, khang trang dần hiện ra bên sườn đồi. Ven những con đường bê tông phẳng phiu, sạch sẽ là những luống hoa đủ sắc màu được chăm tỉa gọn gàng đang đua nhau khoe sắc.

Đổi thay ở những khu tái định cư của Dự án Thủy điện Trung Sơn

Điểm tái định cư Pa Púa, bản Tà Bán, xã Trung Sơn.

Pa Púa là 1 trong 5 điểm TĐC được xây dựng phục vụ nhu cầu ổn định cuộc sống cho các hộ dân bị di dời tại xã Trung Sơn để phục vụ xây dựng Nhà máy Thủy điện Trung Sơn, huyện Quan Hóa. Là dự án thủy điện đầu tiên ở Việt Nam được hỗ trợ tín dụng từ Ngân hàng Thế giới (WB), bên cạnh việc tuân thủ các quy định khắt khe về khảo sát, thiết kế, thi công, vận hành, thì vấn đề ổn định cuộc sống cho người dân ở các khu TĐC được quan tâm và giám sát đặc biệt. Tại xã Trung Sơn (Quan Hóa), địa bàn xây dựng nhà máy, có 185 hộ dân ở bản Tà Bán và 30 hộ dân ở bản Xước được TĐC tập trung ở 5 điểm, gồm: Keo Đắm, Pom Chốn, Co Pùng, Pa Púa và Tổ Xước. Bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp, thuận tiện cho nhu cầu sinh hoạt, giúp người dân ổn định cuộc sống tại nơi ở mới, người dân ở các khu TĐC còn được hỗ trợ các chương trình sinh kế để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Phục vụ di dời xây dựng Nhà máy Thủy điện Trung Sơn, chuyển về khu TĐC Pa Púa, bên cạnh việc duy trì canh tác 2,3 ha luồng, gia đình anh Phạm Bá Cảnh được dự án hỗ trợ 60 con gà giống và 40 con ngan giống. Đến nay, đàn gia cầm của gia đình đã phát triển lên khoảng 300 con, trở thành nguồn thu nhập đáng kể đối với gia đình. Anh Cảnh cho biết, trước kia sinh sống trong lòng hồ, điều kiện đi lại còn khó khăn. Hơn nữa, lại không biết kỹ thuật, phòng bệnh nên chăn nuôi dễ bị dịch bệnh. Được cung cấp giống từ dự án, được cán bộ sinh kế của công ty xuống tận nơi hướng dẫn cho chúng tôi từ cách làm chuồng trại đến chăm sóc và phòng bệnh nên chăn nuôi hiệu quả kinh tế hơn rất nhiều. Còn với gia đình anh Lương Văn Ủn, ảnh hưởng của Dự án Thủy điện Trung Sơn khiến gia đình anh không còn đất sản xuất. Tuy nhiên, ngay khi vừa chuyển đến khu TĐC mới, được Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn hỗ trợ giống lợn và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi. Ngoài ra, gia đình anh còn mở thêm cửa hàng bán hàng tạp hóa để tăng thêm thu nhập. Bằng việc phát triển sản xuất theo hướng đa nghề, nên sau 3 năm đến nơi ở mới, cuộc sống của gia đình anh Ủn đã đi vào ổn định.

Cũng ở bản Tà Bán, tại điểm TĐC Keo Đắm, gia đình nào cũng được ở trong những ngôi nhà kiên cố, khang trang. Anh Ngân Văn Yết, cho biết: Dự án Thủy điện Trung Sơn triển khai thực hiện, gia đình anh được bồi thường 600 triệu đồng và được bố trí nơi ở mới tại Keo Đắm. Từ số tiền được bồi thường cùng với số vốn tích cóp của gia đình, anh đã đầu tư xây dựng nhà khang trang. Không những có nơi ở mới, gia đình anh Yết còn được Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn và chính quyền địa phương định hướng chuyển đổi ngành nghề từ sản xuất nông nghiệp sang làm dịch vụ, thương mại. Theo đó, gia đình anh đã đầu tư làm dịch vụ cưới hỏi, cho thuê phông rạp, bàn ghế phục vụ đám cưới, hội nghị và tổ chức các sự kiện. Nhờ đó, tuy không còn đất sản xuất, song gia đình anh vẫn có nguồn thu, cuộc sống đang dần đi vào ổn định.

Đồng chí Phạm Bá Mạo, Trưởng bản Tà Bán vui vẻ “khoe” với chúng tôi: Cuối năm nay, bản mình phấn đấu về đích nông thôn mới. Trước đây, nơi ở cũ còn chưa có điện, có đường, chưa có nhà văn hóa, nhưng nay, bản đã có đường bê tông vào tận các ngõ của từng khu. Có nhà văn hóa khang trang là nơi tổ chức hội họp của dân bản và sinh hoạt cộng đồng. Có đường đẹp, xe ô tô vào tận các điểm TĐC đưa đón học sinh đến trường. Quan trọng hơn, nhờ chương trình hỗ trợ sinh kế, nhiều gia đình trong bản được nâng cao thu nhập, có điều kiện mua sắm các thiết bị điện như tivi, tủ lạnh, được tiếp cận ánh sáng, kiến thức văn hóa để phát triển kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong bản từng bước được nâng lên. Trước đây ở bản cũ, thu nhập bình quân của người dân chỉ đạt 5 - 6 triệu đồng/người/năm, vậy mà cuối năm 2019 này, bản Tà Bán đã có thu nhập gần 30 triệu đồng/người/năm.

Được biết, Thủy điện Trung Sơn là dự án đầu tiên có chương trình hỗ trợ sinh kế cho người dân nơi TĐC. Dự án đã thực hiện hơn 50 gói thầu nhằm cải thiện cuộc sống, sinh kế của những người dân bị ảnh hưởng và bảo vệ môi trường, với tổng kinh phí sinh kế đã thực hiện của dự án giai đoạn 2013-2017 là hơn 22,4 tỷ đồng cho 46 bản/điểm TĐC tại 8 xã thuộc 3 huyện: Quan Hóa, Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Dự án sinh kế cho người dân vùng bị ảnh hưởng đã triển khai, hoạt động hiệu quả và kết thúc vào tháng 12-2017 với các hoạt động chính hỗ trợ về trồng trọt, chăn nuôi và phi nông nghiệp. Chương trình sinh kế cũng đã được WB, các cơ quan độc lập giám sát bên ngoài và chính quyền địa phương đánh giá cao. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dự án, một kế hoạch tiếp nối đang được Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, WB xây dựng đang triển khai và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019, với các gói thầu tiếp tục hỗ trợ về canh tác, trồng trọt, hỗ trợ nuôi cá lồng cho người dân, với tổng kinh phí 7,6 tỷ đồng.

Minh Hằng - Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]