Người dân xã Thượng Ninh (Như Xuân) phát triển mô hình vườn đồi, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo

(THO) - Trong những năm qua, tỉnh ta luôn ưu tiên các nguồn lực đầu tư cho các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Cùng với đó đã ban hành nhiều nhóm chính sách thiết thực, như cho vay vốn tín dụng ưu đãi, dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, hỗ trợ phát triển sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội về y tế, giáo dục, nhà ở... từ đó giúp người nghèo tự vươn lên thoát nghèo bền vững.

Người dân xã Thượng Ninh (Như Xuân) phát triển mô hình vườn đồi, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Đến thăm trang trại gà của gia đình anh Hà Văn Hùng, thôn Chạng Vung, xã Thanh Phong (Như Xuân) một trong những hộ nghèo điển hình trong chăn nuôi gia cầm. Những năm trước đây, anh Hùng là một trong những hộ nghèo nhất thôn, thế nhưng được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho gia đình anh được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, tham gia các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi. Với ý chí vươn lên thoát nghèo, sau hai năm cần cù lao động, đến nay trang trại gà của anh Hùng đã có trên 1.500 con, đem lại nguồn thu đáng kể, giúp cho gia đình anh thoát nghèo. Ngoài hộ anh Hùng còn có mô hình nuôi lợn cỏ lai rừng cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm của gia đình anh Vi Văn Thiện, thôn Chạng Vung... Có thể thấy, cùng với nỗ lực của bản thân, sự hỗ trợ từ các chính sách giảm nghèo đã giúp cho hàng chục hộ dân xã Thanh Phong thoát nghèo.

Nhằm giảm nghèo nhanh, bền vững, huyện Như Xuân phân công 54 cơ quan, đơn vị, đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện ủy xuống cơ sở giúp đỡ, hỗ trợ các xã, thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao. Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên sẽ là tuyên truyền viên tích cực để hướng dẫn người dân về mọi mặt, từ chính sách giảm nghèo, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chỉnh trang nhà ở, cải tạo vườn tạp, làm chuồng trại chăn nuôi hợp chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phát triển mô hình vườn rừng...

Thăm gia đình chị Lê Thị Thủy, thôn 2, xã Xuân Bái (Thọ Xuân), vốn là một trong 34 hộ nghèo của xã, nay đã thoát nghèo. Chị cho biết: Năm 2015, gia đình được Nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng theo dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. Cùng với số tiền hỗ trợ, gia đình chị mua một con bê trị giá 16 triệu đồng. Được cán bộ thú y hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, từ một con bê, đến nay đã phát triển thành 3 con. Chị Thủy và hơn 30 gia đình nghèo trong xã cho biết nếu không có những chính sách hỗ trợ thiết thực của Nhà nước để phát triển chăn nuôi thì khó có thể thoát nghèo...

Có thể khẳng định, các chương trình giảm nghèo đã được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh đặc biệt quan tâm và hiện thực hóa bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả thông qua các chính sách do Trung ương, tỉnh, huyện ban hành để hỗ trợ cho người nghèo, như: Chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục; chính sách bổ trợ xã hội; đề án giảm nghèo; chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo; hướng dẫn người nghèo cách làm ăn thông qua dự án khuyến nông, khuyến ngư; chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo... Từ chính sách trên đã phát huy hiệu quả, là đòn bẩy để hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận được với tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, góp phần giúp cho trên 40.000 hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 và trên 10.000 hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2017 vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp, như: Hỗ trợ về gạo, dầu hỏa thắp sáng, cấp tiền điện, vật nuôi, con giống... điều đó đã làm tăng tính trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo của một bộ phận người nghèo. Cho nên trong thực tế, không ít nơi vẫn xảy ra tình trạng bình xét “luân phiên” hộ nghèo, không bảo đảm sự nghiêm túc, công bằng, muốn lọt vào danh sách hộ nghèo phải được sự “ưu ái” của cán bộ địa phương...

Theo đồng chí Lương Văn Tưởng, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh: Để người nghèo tự chủ động vươn lên thoát nghèo, trong thời gian tới các ngành, địa phương cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ hệ thống chính sách giảm nghèo, chính sách nào không phù hợp cần loại bỏ, chính sách cần thiết kế lại cho phù hợp để địa phương có thể thực hiện, bố trí nguồn lực cho hiệu quả. Giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp, “cho không”, tập trung ưu tiên thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm theo phương châm “cho cần câu chứ không cho con cá”; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân hiểu mình đang nghèo thì cần phải làm gì để vươn lên thoát nghèo.


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]