(Baothanhhoa.vn) - Nhằm thúc đẩy thị trường lao động phát triển đồng bộ và để người lao động có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đột phá như đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, tổ chức các phiên giao dịch việc làm, tăng cường thông tin, cung ứng nguồn lao động...

Đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động

Nhằm thúc đẩy thị trường lao động phát triển đồng bộ và để người lao động có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đột phá như đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, tổ chức các phiên giao dịch việc làm, tăng cường thông tin, cung ứng nguồn lao động...

Đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động

Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại huyện Cẩm Thủy.

Ông Lê Văn Trường, Trưởng Phòng dự báo thông tin thị trường lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa cho biết: Thời gian gần đây, các doanh nghiệp liên tục đến đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động qua đơn vị. Bởi sau đại dịch COVID-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh đã dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng người lao động với số lượng lớn, nhất là lao động phổ thông trong đó tập trung ở các lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, giày da, thương mại dịch vụ, cơ khí, xây dựng, nhà hàng... Trong 6 tháng năm 2022, đã có 182 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển dụng lao động tại các phiên giao dịch việc làm do trung tâm tổ chức. Trong đó có 103 lượt doanh nghiệp tuyển dụng lao động làm việc trong nước, 55 lượt doanh nghiệp xuất khẩu lao động, 23 lượt đơn vị tuyển sinh đào tạo nghề và 1 đơn vị cung cấp thông tin di cư an toàn và hợp pháp. Thông qua việc tư vấn, giới thiệu việc làm đã có 67 lượt doanh nghiệp đến tham gia tuyển dụng tại trung tâm. Trong đó, có 37 lượt doanh nghiệp tuyển dụng lao động làm việc trong nước, 20 lượt doanh nghiệp xuất khẩu lao động và 10 đơn vị tuyển sinh đào tạo nghề.

Nắm bắt xu hướng đó, với vai trò là “cầu nối” giữa người lao động và doanh nghiệp, trung tâm đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường lao động thông qua nhiều hình thức khác nhau như qua trang fanpage và thư điện tử của đơn vị, điện thoại, qua sàn giao dịch việc làm định kỳ, lưu động, online và các hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm. Trong 6 tháng qua, trung tâm đã cung cấp thông tin dự báo – thông tin thị trường lao động và các chính sách liên quan cho khoảng 60.850 lượt người. Cùng với đó là tư vấn việc làm, chế độ, chính sách liên quan đến lao động - việc làm, hoạt động xuất khẩu lao động cho 29.426 lượt lao động. Từ đó, kết nối việc làm thành công cho lao động làm việc trong nước, xuất khẩu lao động, học nghề là 1.553 lao động. Thông qua sàn giao dịch việc làm, trung tâm đã tư vấn việc làm 29.738 lượt lao động. Qua đó, kết nối việc làm thành công cho 3.277 lao động làm việc trong nước, xuất khẩu lao động, học nghề (tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2021). Ngoài ra, trung tâm đã tổ chức được 20 phiên giao dịch việc làm, bao gồm: 16 phiên giao dịch việc làm định kỳ tại trung tâm, 3 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các địa phương và 1 phiên giao dịch việc làm online kết nối với trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh khu vực phía Bắc. Các phiên giao dịch đã thu hút được 177 doanh nghiệp và 12.464 lao động tham gia. Qua đó, đã kết nối việc làm thành công cho 1.611 lao động trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tìm việc làm trong nước, xuất khẩu lao động và học nghề. Thông qua nhiều hình thức, cách làm linh hoạt khác nhau tại trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với người sử dụng lao động và các đơn vị, tổ chức; các bên trao đổi về nhu cầu tuyển dụng lao động, tuyển sinh đào tạo, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình làm việc, học tập, góp phần mang lại “lợi ích kép” vừa giúp doanh nghiệp tuyển dụng được lao động lại vừa tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho người lao động.

Cùng với tăng cường kết nối cung - cầu lao động, những năm qua tỉnh Thanh Hóa cũng tăng cường vai trò hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn trong việc phối hợp, liên hệ với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Từ đó xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Tại Trường Trung cấp nghề Nga Sơn hiện đang đào tạo nhiều ngành nghề mà thị trường có nhu cầu tuyển dụng cao như điện công nghiệp và điện dân dụng, may thời trang, nghiệp vụ nhà hàng... Thời gian qua, cùng với việc đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng dạy học và thực hành của sinh viên, nhà trường luôn chú trọng hợp tác với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để phối hợp trong công tác đào tạo, tiếp nhận sinh viên của trường đến trải nghiệm, thực tập tại doanh nghiệp; phối hợp tổ chức phiên giao dịch việc làm để tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Hiện nay, nhà trường đã cam kết với sinh viên về đầu ra, giúp các em yên tâm học tập và lựa chọn môi trường làm việc phù hợp với ngành nghề đã theo. Nhờ đó, hàng năm có đến 95% học sinh tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tại trường.

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 66 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Để thích ứng kịp với sự thay đổi liên tục của thị trường lao động, các cơ sở không chỉ chú trọng đến việc đào tạo ngành nghề đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn chủ động và mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các đối tác doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh về lĩnh vực liên kết đào tạo, đào tạo theo nhu cầu vì mục tiêu cùng phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là hướng đi phù hợp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho lao động hiện nay; đồng thời cũng là một tất yếu khách quan trong xu thế hội nhập; giải quyết được tình trạng mất cân đối cơ cấu lao động cũng như thiếu hụt lực lượng lao động đã qua đào tạo nghề.

Tiếp tục các giải pháp phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh hoạt động kết nối cung - cầu lao động, thực hiện hiệu quả chương trình đề án, chính sách về giải quyết việc làm cũng là mục tiêu mà ngành lao động - thương binh và xã hội đặt ra trong những tháng còn lại của năm 2022. Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai nhiều giải pháp như hỗ trợ vốn vay, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cũng như tăng cường kết nối cung - cầu lao động giữa người lao động với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để giải quyết việc làm... Cùng với đó, là tăng cường quản lý hiệu quả, chặt chẽ công tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh...

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]