(Baothanhhoa.vn) - Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động khác nhau, những năm qua, công tác xã hội hóa đang được nhiều địa phương miền núi quan tâm, đẩy mạnh. Đây không chỉ là giải pháp để nâng cấp, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng;... mà còn phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng của bà con thôn, bản trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyện xã hội hóa ở các xã miền núi

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động khác nhau, những năm qua, công tác xã hội hóa đang được nhiều địa phương miền núi quan tâm, đẩy mạnh. Đây không chỉ là giải pháp để nâng cấp, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng;... mà còn phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng của bà con thôn, bản trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Chuyện xã hội hóa ở các xã miền núi

Người dân trên địa bàn xã Yên Nhân (Thường Xuân) đóng góp tiền bạc, ngày công... xây dựng đường giao thông.

Nhà văn hóa thôn Tân Thành, xã Tân Phúc (Lang Chánh) được xây dựng theo kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc Mường, có đủ sân chơi, vườn hoa... và hội trường chứa 120 chỗ ngồi, cùng trang thiết bị đầy đủ. Công trình được xem là “biểu tượng” về tinh thần đoàn kết của bà con trong thôn. Nhớ lại ngày xây dựng nhà văn hóa, ông Lê Hồng Khanh, trưởng thôn Tân Thành không giấu nổi niềm tự hào: Trước đây, thôn Tân Thành không có nhà văn hóa nên khi họp thôn thường mượn tạm nhà dân, nhà trưởng thôn... Những ngày lễ, tết các cháu thiếu nhi không có chỗ vui chơi. Chính vì thế, có “một mái nhà chung” là mong mỏi của thôn, cũng như bà con Nhân dân. Để tạo được sự đồng thuận của 167 hộ dân, ban lãnh đạo thôn đã “đến từng ngõ, gõ từng gia đình”, vận động ủng hộ sức người, sức của. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Sau khi được tuyên truyền, bàn bạc công khai, dân chủ và hiểu rõ mục đích của việc xây dựng nhà văn hóa người dân đều đồng tình, ủng hộ, tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công và ủng hộ số tiền lên tới 700 triệu đồng... Trong đó, có nhiều cá nhân tự nguyện đóng góp tiền, ủng hộ thêm loa đài, bàn ghế, ti vi. Tiêu biểu là các hộ gia đình ông Lê Cao Xanh, Lê Trọng Tuyến, Lê Văn Tướng... Nhờ sự đồng tình, nhất trí cao nên đầu năm 2016, nhà văn hóa đã được khởi công xây dựng.

Ông Lê Trọng Đính, người tham gia đóng góp ngày công, trang thiết bị cho nhà văn hóa, tâm sự: Nhớ những ngày đầu khi khởi công xây dựng, đông đảo bà con già có, trẻ có đến san đất, đào móng, chở vật liệu... Với nhiều người trong thôn, những ngày xây dựng nhà văn hóa là những ngày đáng nhớ “ăn cơm nhà và làm việc thôn”, cùng nhau góp công, góp sức với tinh thần trách nhiệm cao. Sau hơn 1 năm tự thiết kế, tự xây dựng, nhà văn hóa thôn được khánh thành đầu năm 2017. Công trình là minh chứng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của bà con trong thôn.

Được biết, việc huy động sức dân để xây dựng nhà văn hóa đã tạo thành phong trào có sức lan tỏa sâu rộng ở nhiều thôn trên địa bàn xã Tân Phúc. Theo chia sẻ của anh Lê Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Tân Phúc: Hiện toàn xã có 9/9 thôn có nhà văn hóa, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước thì hầu hết các nhà văn hóa đều do bà con Nhân dân tự nguyện đóng góp. Đến nay, các nhà văn hóa mới được đưa vào sử dụng, giúp cho các cuộc họp trong thôn diễn ra thuận lợi, người dân tham gia họp cũng đông đủ hơn. Có nhà văn hóa mới còn thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, văn nghệ và tăng cường tình đoàn kết người dân trong thôn...

Ai có công góp công, ai có của góp của, không phân biệt ít nhiều, huy động mọi người cùng tham gia. Đó là phương châm của người dân thôn Lương Thịnh, xã Lương Sơn (Thường Xuân), khi cùng nhau xây dựng điểm trường mầm non thôn Lương Thịnh. Thôn Lương Thịnh nằm cách xa trung tâm xã, nên những năm qua, 46 cháu mầm non phải học nhờ ở khu lẻ trường tiểu học trong thôn. Tuy nhiên, năm học 2018-2019, xã có chủ trương dồn khu lẻ trường tiểu học về khu chính, nên các cháu mầm non phải chuyển về khu chính. Sau khi bàn bạc thống nhất, 306 hộ dân trong thôn đã tự nguyện đóng góp ngày công và số tiền gần 140 triệu đồng... để tu sửa lại điểm trường tiểu học trong thôn thành điểm trường mầm non cho con em đến học. Cùng với việc tu sửa trường, lớp khang trang bà con đã mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học như: ti vi, đồ dùng lớp học, xốp cho trẻ nằm, quạt, máy lọc nước...

Không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, mà chủ động tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân phát huy vai trò chủ thể theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Đây được xem là sự bứt phá trong cách làm của thôn Chiềng, xã Yên Nhân (Thường Xuân). Từ sự tích cực tham gia hiến đất, đóng góp tiền, công sức để bê tông hóa con đường trong thôn; đến nay 2 km đường mòn đã được mở rộng, bê tông hóa, góp phần thay đổi diện mạo mảnh đất vùng cao này. Ông Vi Văn Chon, trưởng thôn Chiềng, cho biết: Không chỉ đóng góp làm đường giao thông mà việc huy động sức dân trong xây dựng nông thôn mới, cũng được bà con trong thôn đồng tình, ủng hộ. Chẳng hạn, năm 2019, để phấn đấu đưa thôn đạt thôn nông thôn mới, người dân đã tham gia đóng góp 4.802 ngày công, các hộ gia đình hiến 200m2 đất; hiến tài sản trên đất khoảng 150 cây các loại, tiền mặt do Nhân dân đóng góp được hơn 162 triệu đồng... Nhờ đó năm 2020, thôn đã cán đích nông thôn mới.

Không chỉ những địa phương kể trên, mà hiện nay với sự nỗ lực trong công tác vận động của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận từ Nhân dân, công tác xã hội hóa đang được nhiều địa phương miền núi quan tâm, qua đó góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]