(Baothanhhoa.vn) - Năm 2011, sau khi tốt nghiệp Khoa Tâm lý Trường Đại học Hồng Đức, Trần Thị Dung, sinh năm 1989 ở xã Cẩm Phong (Cẩm Thủy) xin đi làm tại một phòng công chứng. Một năm sau, chị Dung được người quen giới thiệu vào làm việc tại một phòng khám nhi ở TP Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyện về những người thầy đặc biệt của trẻ tự kỷ

Chuyện về những người thầy đặc biệt của trẻ tự kỷ

Cô giáo Lê Thị Sáu cùng học sinh trong một buổi dã ngoại.

Năm 2011, sau khi tốt nghiệp Khoa Tâm lý Trường Đại học Hồng Đức, Trần Thị Dung, sinh năm 1989 ở xã Cẩm Phong (Cẩm Thủy) xin đi làm tại một phòng công chứng. Một năm sau, chị Dung được người quen giới thiệu vào làm việc tại một phòng khám nhi ở TP Thanh Hóa.

Tại đây, lần đầu tiên chị được tiếp xúc với trẻ tự kỷ. Chị nhớ lại: Tôi đã mất khoảng 1 tháng khủng hoảng với những đứa trẻ tự kỷ ở đây bởi tôi sợ những hành vi của trẻ và không biết có kiên trì được nữa hay không. Nhưng sau đó thì chính những đứa trẻ tự kỷ đã khiến tôi xúc động và cảm thương. Tôi đã quyết định đi học 3 tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương về phương pháp dạy trẻ tự kỷ. Tôi bắt đầu vào nghề như thế, tất cả đều như một cơ duyên.

Vào năm 2014, chị và một người bạn đã thuê nhà để mở một trung tâm dạy trẻ tự kỷ, mang tên: Trung tâm chuyên biệt Bầu Trời Xanh. 4 năm sau, chị và bạn vay tiền, mua đất xây trung tâm với diện tích 300m2 tại phố Thành Yên, phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa). Hiện trung tâm có 2 cơ sở, 1 ở TP Sầm Sơn và 1 ở TP Thanh Hóa với 50 trẻ tự kỷ và hơn 20 thầy, cô giáo.

Nhiều năm tham gia dạy trẻ tự kỷ, Trần Thị Dung đã thấu cảm được nhiều điều và ngày càng dày dặn kinh nghiệm trong cách dạy trẻ. Chị cho biết: Làm giáo viên dạy trẻ tự kỷ không đơn giản, điều quan trọng nhất là phải có tâm và có kiến thức. Nếu không kiên trì thì sẽ thất bại. Vậy nên, Dung cứ điềm tĩnh từng bước một, cứ yêu thương, vỗ về những đứa trẻ tự kỷ như chính con mình, cứ chấp nhận tất cả những hành vi của trẻ tự kỷ bằng sự tận tâm để trẻ phát triển và hòa nhập cộng đồng.

Với Lê Thị Sáu, có thể gọi chị là người đàn bà xê dịch bởi cho đến lúc này, có tới 3 tỉnh, thành chị đã dừng chân để tham gia vào việc dạy trẻ tự kỷ. Có những thành phố chị tìm đến để quên nghề nhưng chính ở thành phố đó chị lại phải đối diện với những đứa trẻ tự kỷ. Thế nên, chị cho đó là một cái duyên và ở lại với nghề đến giờ.

Chị Sáu sinh năm 1985, ở xã Thiệu Lý (Thiệu Hóa), tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm mầm non vào năm 2007. Chị bắt đầu làm quen với trẻ tự kỷ khi còn là sinh viên, trong một lần đi thực tập tại một trường mầm non ở TP Hồ Chí Minh. Vì vậy khi ra trường, chị đã xin vào dạy ở một trường tự kỷ. “Nếu không gặp cậu bé tự kỷ của 12 năm về trước, có thể tôi đã rẽ sang hướng khác. Tôi cứ như bị cuốn theo và lúc nào cũng khao khát được làm thay đổi đứa trẻ ấy. Về sau này, cảm thấy bất lực với trẻ tự kỷ, nên tôi đã bỏ cuộc vì tôi nghĩ tôi sẽ không làm được gì. Nhưng lúc bỏ cuộc lại chính là lúc những đứa trẻ tự kỷ mà tôi dạy bỗng có một bước tiến, đó đôi khi chỉ là một phát âm a hay một cái chỉ tay, tất cả điều đó đã níu giữ tôi lại...” – chị Sáu chia sẻ.

Ở trường Talent Kids, phường An Hoạch (TP Thanh Hóa), nơi mà chị hiện đang dạy cho 4 đứa trẻ tự kỷ theo phương pháp của ABA, có nghĩa là cho trẻ chơi tự nhiên để kích thích học, ở đó giáo viên vẫn là người tương tác với trẻ trong môi trường tự nhiên và có sự sắp đặt, sự trải nghiệm tự nhiên, không chỉ là một cô, một trò trong phòng mà sẽ cho trẻ đến với siêu thị, đến với nhà sách, ra cánh đồng... Và nếu kích thích đúng thì khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ sẽ phát triển tốt hơn.

Còn ở quê của mình, chị cũng đang dạy 4 trẻ tự kỷ vào buổi chiều. Có người khuyên chị về thành phố để dạy trọn ngày cho có thu nhập khá hơn nhưng chị từ chối bởi nếu chị bỏ những đứa trẻ tự kỷ ở quê thì sẽ không có ai đứng ra để dạy. Vậy nên, với Lê Thị Sáu vẫn đau đáu một chữ tâm. Chị nói: Quan trọng hơn cả vẫn là kiến thức và tấm lòng. Hai cái này là cơ bản vì không có kiến thức mà chỉ nhìn và bắt chước dạy thì đến thời điểm nào đó sẽ không còn biết dạy gì nữa, nếu sao chép thì vô tình là chỉ kiếm cơm chứ không có mục tiêu phấn đấu và thiệt thòi nhất vẫn là những đứa trẻ. Trẻ tự kỷ không giống như trẻ khác, các em không có ngôn ngữ, thường ném đồ, la, đánh... Vậy thì phải cần người thầy đủ cái tâm để bình tĩnh, vỗ về và tìm ra nguyên nhân... Chị tâm sự: Nếu cho tôi được lựa chọn lại, tôi vẫn ở bên những đứa trẻ tự kỷ và nếu có điều kiện, tôi sẽ mở một trường hòa nhập dành riêng cho các em...

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]