(Baothanhhoa.vn) - Xác định chăm sóc người cao tuổi (NCT) là trách nhiệm của toàn xã hội, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động thiết thực. Qua đó, góp phần tạo điều kiện cho NCT phát huy vị thế, vai trò và nội lực để sống vui, sống khỏe. Tuy nhiên, với tốc độ già hóa dân số như hiện nay thì việc chăm sóc sức khỏe cho NCT vẫn đang gặp phải không ít khó khăn, bất cập.

Chung tay chăm lo sức khỏe cho người cao tuổi

Xác định chăm sóc người cao tuổi (NCT) là trách nhiệm của toàn xã hội, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động thiết thực. Qua đó, góp phần tạo điều kiện cho NCT phát huy vị thế, vai trò và nội lực để sống vui, sống khỏe. Tuy nhiên, với tốc độ già hóa dân số như hiện nay thì việc chăm sóc sức khỏe cho NCT vẫn đang gặp phải không ít khó khăn, bất cập.

Chung tay chăm lo sức khỏe cho người cao tuổi

Nhiều khó khăn

Bị tai biến mạch máu não đã hơn 2 năm nay, đòi hỏi phải chăm sóc y tế, phục hồi chức năng nhưng mỗi lần đi viện là một lần bà Nguyễn Thị Hợp, ở xã Thọ Hải (Thọ Xuân) phải đắn đo, suy nghĩ. Mọi sinh hoạt của bà ở bệnh viện phụ thuộc hoàn toàn vào con. Tuy vậy, với tâm lý người già bà lại luôn sợ làm phiền, ảnh hưởng đến công việc của các con. Đã đôi lần thuê người giúp việc đi cùng bà vào viện phục vụ nhưng có nhiều bất tiện. Bà Hợp trải lòng: “Nhà có 3 đứa con nhưng mỗi đứa đều có công việc riêng không thể nghỉ dài được. Hồi tôi mới bị tai biến, còn phải chăm sóc đặc biệt thì các con thay nhau cắt phép chăm mẹ. Nhưng cũng chỉ được thời gian đầu, chứ kéo dài mãi thì không thể được. Thuê người giúp việc chăm sóc trong bệnh viện cũng khó khăn. Vì vậy, hễ cảm thấy sức khỏe ổn là tôi xin về nhà nằm, khi nào cảm thấy khức khỏe yếu lại vào viện”.

Không chỉ bà Hợp, mà với nhiều bệnh nhân cao tuổi khác, được đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế là cả vấn đề nan giải. Người không có điều kiện về kinh tế, người thì không có người thân chăm sóc. Nhiều người bất đắc dĩ phải vào viện để được chăm sóc y tế và nhờ cậy các bệnh nhân, người nhà các bệnh nhân xung quanh hỗ trợ về các sinh hoạt. Ví như, trường hợp ông Lê Doãn Long, ở xã Thiệu Thành (Thiệu Hóa), đang điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ông Long chia sẻ: “Các con đi làm ăn xa, vợ ở nhà phải lo việc nhà cửa, đồng áng. Tôi tuổi cao, bệnh tật đầy người, “bệnh viện là nhà” nên không ai có thể theo suốt để phục vụ mình được. Vì vậy, nhiều lúc phải chịu khó tự thân vận động và nhờ sự chia sẻ của cộng đồng”…

Qua tìm hiểu tại Khoa Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh): Bệnh nhân của bệnh viện chiếm tới trên 40% là NCT, thường phải điều trị lâu dài. Tuy nhiên, hiện bệnh viện chưa đủ điều kiện để thực hiện chăm sóc toàn diện nên khó khăn nhất hiện nay đó là thiếu người nhà chăm sóc. Một khó khăn nữa đó là NCT vào viện chủ yếu là chữa bệnh, bị bệnh gì chữa bệnh đó chứ chưa được chăm sóc y tế một cách chuyên nghiệp theo cách chăm sóc người già.

Cần sự chung tay của cộng đồng

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 467.000 NCT, chiếm khoảng 12% dân số. Để chăm sóc sức khỏe toàn diện cho NCT, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 10-2-2022 về việc triển khai thực hiện chương trình hành động quốc gia về NCT trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng, vai trò, kinh nghiệm, tri thức của NCT tham gia vào các hoạt động văn hóa - xã hội, giáo dục, việc làm, kinh tế, chính trị của đất nước phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng; thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của NCT…

UBND tỉnh đề nghị các ban, sở, ngành, địa phương tiếp tục triển khai một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến NCT, trong đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò của NCT. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tinh thần và phát huy vai trò của NCT. Tăng cường công tác trợ giúp y tế, chăm sóc sức khỏe NCT. Thực hiện hiệu quả các chính sách pháp luật về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và các chính sách khám, chữa bệnh BHYT cho NCT nhất là NCT thuộc hộ nghèo, NCT thuộc diện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ chăm sóc, phục hồi chức năng đối với NCT. Thực hiện quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, phục hồi chức năng cho NCT (công lập và ngoài công lập). Xây dựng ít nhất 2 đến 3 cơ sở hoặc trung tâm dưỡng lão dành cho NCT ngoài công lập cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe NCT toàn diện. Khuyến khích các huyện, thị xã, thành phố xây dựng cơ sở chăm sóc NCT theo hình thức tự nguyện. Trợ giúp NCT tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; thành lập và phát triển hệ thống câu lạc bộ về văn hóa, thể dục, thể thao phù hợp đối với NCT; tiếp tục nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ giúp nhau chăm sóc NCT có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Phát huy vai trò NCT, động viên, khuyến khích NCT phát huy trí tuệ, kinh nghiệm tích cực xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng xã hội gắn kết, văn minh; nêu gương sáng, chí bền cho con, cháu noi theo… để có một tuổi già tích cực, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Mặc dù đã được Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, song các hoạt động hỗ trợ cho NCT mới chủ yếu ở nhóm đối tượng NCT được hưởng chính sách xã hội. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT thường tổ chức theo đợt, chưa thường xuyên, nhất là đối với NCT ở vùng sâu, vùng xa. Một bộ phận lớn NCT đang sinh sống trong cộng đồng, ít có cơ hội hoặc chưa chủ động tham gia các hoạt động do các cấp hội NCT phát động. Tuy số lượng NCT ngày càng lớn và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cộng đồng, nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của NCT lại không được như mong muốn. Tìm hiểu được biết, nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho NCT gần như chưa được thực hiện ở phần lớn xã, phường, thị trấn. Trung tâm chăm sóc sức khỏe tập trung cho NCT còn ít trong khi nhu cầu lớn. Các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe, bảo đảm điều kiện vật chất, tinh thần cho NCT chưa được quan tâm đúng mức cả trong công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức, kỹ năng, cũng như trong hoạt động chăm sóc trực tiếp cho NCT. Trong khi, nhóm đối tượng này luôn mắc nhiều bệnh tật cùng lúc, đòi hỏi hệ thống y tế về lão khoa phải phát triển đáp ứng nhu cầu NCT.

Già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra cho cả nước nói chung và Thanh Hóa những thách thức lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội nhất là hệ thống chăm sóc sức khỏe. Để công tác chăm sóc NCT thực sự hiệu quả và thiết thực, ngoài sự nỗ lực của Y tế, rất cần sự vào cuộc đồng bộ, đầu tư nguồn lực của các cấp, ngành liên quan, của cả gia đình và xã hội. Có như thế thì đời sống vật chất và tinh thần của NCT mới được quan tâm đúng mức, chất lượng dân số mới thực sự cải thiện.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]