(Baothanhhoa.vn) - Tại Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa ban hành, Chính phủ đã nhấn mạnh là không được bỏ sót đối tượng nào cần cứu trợ, không để ai bị thiếu đói. Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, trọng tâm là các nội dung trong Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1-7-2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Càng khó khăn càng cần sự nhân văn

Tại Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa ban hành, Chính phủ đã nhấn mạnh là không được bỏ sót đối tượng nào cần cứu trợ, không để ai bị thiếu đói. Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, trọng tâm là các nội dung trong Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1-7-2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Càng khó khăn càng cần sự nhân văn

Yêu cầu mà Chính phủ đưa ra là phải thường xuyên rà soát, cập nhật để không bỏ sót đối tượng. Bám sát tình hình và yêu cầu thực tế để tiếp tục mở rộng hoặc điều chỉnh phù hợp các đối tượng được trợ cấp khi gặp khó khăn và giảm tối đa các thủ tục hành chính khi thực hiện nhiệm vụ này. Chăm lo đời sống Nhân dân, nhất là người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm do dịch bệnh COVID-19 và lực lượng tuyến đầu chống dịch, bảo đảm kịp thời, thực chất, hiệu quả.

Các địa phương đẩy mạnh việc thành lập, tổ chức các trung tâm, tổ, nhóm hỗ trợ, cứu trợ với hình thức tổ chức, phương thức hoạt động phù hợp, kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân và yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Lập và duy trì đường dây nóng 24/24 giờ để kịp thời tiếp nhận thông tin cần hỗ trợ của người dân về chăm sóc y tế và sinh hoạt thiết yếu. Có hệ thống giám sát y tế tại cộng đồng để kịp thời hỗ trợ người dân...

Càng trong khó khăn, sự nhân văn của chế độ, truyền thống tốt đẹp của dân tộc càng được phát huy, lan tỏa. Trong thời điểm chúng ta phải dành nguồn kinh phí, vật tư rất lớn cho chống dịch, xác định là mặt trận hàng đầu, nhưng Chính phủ vẫn cho thấy rõ quan điểm là không để ai bị bỏ lại phía sau.

Trong cuộc chiến cam go này, vừa phải chống dịch bằng mọi giá vừa phải ưu tiên nguồn lực để đảm bảo an sinh xã hội. Mà đặc biệt là còn phải tổ chức thực hiện một cách kịp thời, đúng đối tượng, để sự nhân văn càng được nhân lên.

Với việc ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP, tiếp đó là Nghị quyết số 86/NQ-CP, cho thấy Chính phủ đã phân tích, đánh giá rất kỹ tình hình. Mục tiêu cuối cùng trong mọi chính sách đều hướng tới là lấy sức khỏe, tính mạng, hạnh phúc, ấm no của Nhân dân đặt lên hàng đầu. Muốn thực hiện thành công “mục tiêu kép” như chúng ta đã đề ra, thì trước tiên phải an dân. Khi lòng dân đã yên, thì giặc gì chúng ta cũng đều có thể chiến thắng. Chủ trương ấy của Chính phủ cần được tất cả các cấp, các ngành và người dân thấu hiểu, đồng hành.

Lam Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]