(Baothanhhoa.vn) - Trong cái nắng nóng như “đổ lửa” của những ngày cuối tháng 6, chúng tôi có mặt tại HTX Tân Phúc, xã Tân Phúc (Nông Cống) khi xe hàng đang liên tục bốc xếp, đưa sản phẩm đi giao cho đối tác. Một HTX ở nông thôn tạo việc làm cho gần 800 lao động, vững vàng vượt qua những thử thách của dịch COVID-19 đang dần khẳng định vị thế khi tìm được cho mình hướng đi đúng.

Hướng đi đúng của HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc

Trong cái nắng nóng như “đổ lửa” của những ngày cuối tháng 6, chúng tôi có mặt tại HTX Tân Phúc, xã Tân Phúc (Nông Cống) khi xe hàng đang liên tục bốc xếp, đưa sản phẩm đi giao cho đối tác. Một HTX ở nông thôn tạo việc làm cho gần 800 lao động, vững vàng vượt qua những thử thách của dịch COVID-19 đang dần khẳng định vị thế khi tìm được cho mình hướng đi đúng.

Hướng đi đúng của HTX tiểu thủ công nghiệp Tân PhúcHTX tiểu thủ công nghiệp xã Tân Phúc sản xuất hàng xuất khẩu từ nhựa.

Đón và giới thiệu về HTX với chúng tôi là giám đốc Nguyễn Thị Hường. Từng là “hoa tiêu” xuất sắc của lớp học nghề đan thủ công mỹ nghệ của xã, hàng chục năm về trước, chị Hường đã bắt đầu nhận liên kết, gia công sản phẩm mây tre đan cho HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ. Dần dà, số lượng lao động của nhóm tăng lên. Năm 2017, chị Hường được hội LHPN cấp trên tạo điều kiện phát triển từ cơ sở sản xuất để thành lập HTX tiểu thủ công nghiệp xã Tân Phúc, với 32 thành viên. Chị Hường nhận nhiệm vụ làm giám đốc HTX với số vốn điều lệ chưa đầy 600 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Hường cho biết, sản phẩm đầu ra của HTX là các loại đồ gia dụng như mâm, khay song, bộ ba bát song, bàn ghế bằng nguyên liệu cói, mây, nhựa... Sản phẩm sau khi thu về sẽ được hoàn chỉnh và nhập cho một số doanh nghiệp có trụ sở tại TP Hà Nội đưa đi xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Công việc phù hợp với lao động là phụ nữ, vừa chăm sóc gia đình, vừa sản xuất, những người “yếu thế” như cao tuổi, sức khỏe hạn chế, thậm chí cả người tàn tật cũng có thể tham gia. Để tạo thuận lợi cho người lao động, HTX thực hiện giao khoán sản phẩm theo các đầu nhóm, lao động sẽ nhận nguyên liệu về nhà gia công và nhập lại cho các “hoa tiêu” để đưa về HTX tiêu thụ.

Bà Lường Thị Tuyến, 68 tuổi, thôn Thái Sơn, xã Tân Phúc, chia sẻ: “Do tuổi đã cao, sức khỏe yếu nên tôi không thể tham gia sản xuất nông nghiệp hoặc xin các công việc khác. Tại đây, HTX vẫn luôn tạo điều kiện cho chúng tôi nhận sản phẩm về nhà làm. Tranh thủ khi vừa trông cháu, trông nom nhà cửa, mỗi tháng tôi vẫn có thu nhập khoảng 2 triệu đồng để trang trải sinh hoạt”. Chị Lường Thị Thi, thôn Trinh Khiết cùng xã cũng vui vẻ cho hay: “Mặc dù đang ở tuổi lao động, tuy nhiên tôi không thể tham gia làm việc cho các nhà máy may vì cần thời gian chăm sóc con nhỏ đang ở tuổi học hành. Tranh thủ vừa làm nông nghiệp, vừa đưa đón con nhỏ đi học, nhận việc về nhà làm, tôi có thu nhập đều đặn hàng tháng khoảng 3 triệu đồng”.

Sau gần 15 năm đi vào hoạt động, từ 1 cơ sở nhỏ, với 125 lao động khi thành lập, đến nay HTX tiểu thủ công nghiệp xã Tân Phúc đã tạo việc làm cho khoảng 800 lao động. Lao động thường xuyên thu nhập khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. Các lao động tranh thủ thời vụ nông nhàn, kết hợp chăm sóc gia đình cũng có thu nhập khoảng 2 - 3 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ tạo việc làm cho người dân nông thôn 11 xã tại huyện Nông Cống như Tân Phúc, Hoàng Sơn, Tế Nông, Tế Lợi, Minh Khôi... HTX còn thu hút thêm nhiều lao động tại các xã Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Giang, Xuân Sơn (Thọ Xuân); Quảng Ngọc, Quảng Văn (Quảng Xương) và xã Hải Nhân (thị xã Nghi Sơn). Năm 2021, trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, doanh thu HTX vẫn đạt khoảng 9 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 5 tỷ đồng.

Nói về những định hướng trong tương lai, chị Nguyễn Thị Hường chia sẻ: Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng, đồ trang trí, HTX không chỉ nhận gia công hàng theo mẫu của đối tác, mà còn sáng tạo thêm các mẫu mã mới theo thị hiếu thị trường để đi chào hàng. Đồng thời, tiếp tục mở rộng thêm các lớp đào tạo nghề tại những địa phương có nhu cầu để tăng lực lượng lao động. Điển hình như HTX đang có kế hoạch mở thêm 2 lớp đào tạo tại thị xã Nghi Sơn để đặt thêm cơ sở “hoa tiêu” tại khu vực này. Đơn vị cũng đang hoàn chỉnh sản phẩm và các quy trình để xây dựng thành công một số sản phẩm tiêu biểu của HTX đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]