ĐBQH Phạm Thị Xuân (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự án Luật Công chứng (sửa đổi)
Sáng 25/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).
Tham gia góp ý, ĐBQH Phạm Thị Xuân, Thư ký Toà án Nhân dân huyện Quan Hoá (Thanh Hóa) tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Công chứng năm 2014 với những lý do như: Tờ trình của Chính phủ đã nêu để nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách hành chính, cải cách tư pháp; đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng; tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp 2013; khắc phục những vướng mắc, bất cập, hạn chế của luật hiện hành, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của hoạt động công chứng theo chủ trương xã hội hóa, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và tính bền vững của hoạt động công chứng, từng bước phát triển nghề công chứng Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên (Điều 16): Điểm h khoản 2 Điều 16 dự thảo Luật quy định: “Gia nhập Hội công chứng viên tại địa phương nơi muốn hành nghề và duy trì tư cách hội viên trong suốt quá trình hành nghề công chứng tại địa phương đó”. Đại biểu Phạm Thị Xuân đề nghị cân nhắc đối với quy định công chứng viên gia nhập Hội công chứng viên tại địa phương là nghĩa vụ bắt buộc để hành nghề công chứng tại địa phương vì một số lý do sau đây: Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng viên nhằm nâng cao trách nhiệm của công chứng viên, bảo đảm quyền lợi của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện hoạt động công chứng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của dự thảo luật thì Hội công chứng viên chỉ là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên và là tổ chức tự quản nên việc quyết định gia nhập hay không là quyền của thành viên hội (quyền của công chứng viên), không nên quy định theo hướng bắt buộc. Nếu bắt buộc công chứng viên tham gia Hội công chứng viên thì có đảm bảo nguyên tắc tự nguyện theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội hay không (khoản 1 Điều 3 Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội: được thực hiện theo các nguyên tắc tự nguyện; tự quản).
Đại biểu Phạm Thị Xuân cho rằng, quy định như dự thảo luật có thể dẫn đến một số trường hợp các hội ở địa phương gây khó khăn cho công chứng viên khi gia nhập tạo ra sự bất bình đẳng và ảnh hưởng đến quyền lợi của công chứng viên.
Ngoài ra, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ mối quan hệ giữa Hội công chứng viên với tổ chức hành nghề công chứng về chuyên môn, cơ sở dữ liệu, đặc biệt làm rõ trong trường hợp, quá trình hành nghề công chứng viên bị đình chỉ tư cách hội viên hoặc tước tư cách hội viên thì việc hành nghề công chứng của công chứng viên được thực hiện như thế nào?
Về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh (Điều 72): Điểm c khoản 1 Điều 72 của dự thảo luật quy định: “Xem xét, quyết định chuyển giao thẩm quyền chứng thực giao dịch từ Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã sang tổ chức hành nghề công chứng tại những địa bàn cấp huyện đã phát triển được tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức theo hướng dẫn của Chính phủ".
Đại biểu Phạm Thị Xuân đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc kỹ quy định này vì có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp, nhất là người dân và doanh nghiệp ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi, việc đi lại khó khăn. Hiện nay, cả nước ta có khoảng 10.598 đơn vị hành chính cấp xã, 705 đơn vị hành chính cấp huyện. Các UBND cấp xã đang được giao nhiệm vụ chứng thực các loại giấy tờ cho người dân. Quy định như dự thảo luật, ở địa bàn cấp huyện nào phát triển được tổ chức hành nghề công chứng thì sẽ thực hiện chuyển giao thẩm quyền chứng thực từ UBND cấp xã sang cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện, nghĩa là người dân phải đi rất xa để thực hiện việc công chứng, gây lãng phí nguồn lực của xã hội. Thực tế ở các vùng sâu, vùng xa, địa bàn cấp xã cách trung tâm huyện khá xa và việc đi lại rất khó khăn, gây tốn kém về thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Do đó, đại biểu Xuân đề nghị xem xét, cân nhắc nội dung này.
Quốc Hương
{name} - {time}
-
2024-11-21 18:23:00
Thu ngân sách Nhà nước tỉnh Thanh Hóa năm 2024 đạt hơn 50.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ
-
2024-11-21 18:00:00
[Bản tin 18h] Tái diễn tình trạng lừa đảo bán vé máy bay giá rẻ dịp Tết
-
2024-06-25 12:41:00
Kiểm tra tình hình triển khai các dự án của Tập đoàn Xuân Thiện và các dự án tại KCN Ngọc Lặc
Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Bá Thước lần thứ IV
Quan Sơn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 25/6/2024
Hôm nay, Quốc hội thông qua nghị quyết về văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 25/6
Điểm nóng 25/6: Cảnh báo nghiêm trọng, nam giới đang là đối tượng bị mua bán ngày càng nhiều
Triển khai có hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; công tác biên giới và thương mại biên giới
[Bản tin 18h] Thanh Hóa: Tốc độ tăng trưởng GRDP đứng thứ 3 cả nước
TP Thanh Hóa: Biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU