ĐBQH Mai Văn Hải: Cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách nhà ở xã hội
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 29/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024 cùng nhiều nội dung quan trọng khác.
Tham gia góp ý, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá cho rằng: Qua báo cáo đánh giá kết quả bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, có thể thấy những kết quả đều đạt tích cực hơn, nhiều chỉ tiêu cao hơn so với kết quả đã báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. Từ đó thấy rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, quyết tâm cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương; sự nỗ lực của người dân và doanh nghiệp.
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo; giải ngân vốn đầu tư công là điểm sáng trong năm 2023, với tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt tới 93% kế hoạch. Trong đó đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là đột phá rất quan trọng, nổi bật là Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) tới Phố Nối (Hưng Yên) được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt.
Năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, nước ta đồng loạt khởi công các dự án đường cao tốc, và các dự án quan trọng quốc gia, đến nay đã có trên 2.000km đường cao tốc hoàn thành đưa vào sử dụng, được cử tri và Nhân dân đánh giá cao.
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục đều có bước phát triển. Quốc phòng, an ninh được giữ vững ổn định. Công tác đối ngoại đạt được nhiều kết quả nổi bật, ngày càng nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.
Cơ bản thống nhất với những tồn tại và nguyên nhân được chỉ ra trong báo cáo, đại biểu Mai Văn Hải kiến nghị một số vấn đề.
Về chính sách nhà ở xã hội, đây là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập từ việc tiếp cận đất đai, tiếp cận vốn vay gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng. Theo báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, đến nay mới giải ngân được 640 nghìn tỷ đồng cho 8 chủ đầu tư và 6 tỷ đồng cho người mua nhà tại 3 dự án. Việc giải ngân vốn vay gói tín dụng 120 nghìn tỷ là rất khó khăn.
Nguyên nhân của vấn đề nêu trên theo đại biểu Mai Văn Hải là do thủ tục pháp lý phức tạp, tiếp cận đất đai, tiếp cận vốn vay còn khó khăn; vốn đầu tư lớn, lợi nhuận từ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bị khống chế, không cao, thời gian triển khai kéo dài, rủi ro trong đầu tư cũng nhiều nên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nhà ở xã hội. Một phần khác còn do nhu cầu, điều kiện khả năng mua nhà của người lao động có thu nhập thấp ở mỗi nơi khác nhau.
Từ những vấn đề nêu trên, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai; tiếp tục tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh việc nhà đầu tư, người mua nhà ở xã hội đủ điều kiện, có nhu cầu sớm được tiếp cận gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng.
Đại biểu đề nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo bố trí thêm nguồn lực từ ngân sách nhà nước để đầu tư nhà ở xã hội tại những địa phương ngoài các thành phố lớn, ở những nơi khó thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời, nên linh hoạt, đa dạng các hình thức mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội để phù hợp với nhu cầu, điều kiện, khả năng của người lao động có thu nhập thấp.
Việc rà soát, sắp xếp các đơn vị hành chính xã, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) đã đạt được nhiều kết quả làm giảm đơn vị hành chính cấp xã, đơn vị SNCL, giảm đầu mối bên trong, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các đơn vị hành chính cũng như các đơn vị SNCL.
Bên cạnh đó, việc xử lý công sở dôi dư của các xã, đơn vị SNCL sau sáp nhập còn nhiều vướng mắc, nhiều công sở để hoang xuống cấp gây lãng phí, cử tri cũng còn nhiều ý kiến. Đây không phải vấn đề mới nhưng rất vướng mắc trong xử lý tài sản công gắn liền với đất. Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo xử lý dứt điểm vấn đề này.
Việc thực hiện cơ chế tự chủ của một số đơn vị SNCL còn nhiều khó khăn, vướng mắc nhất là các bệnh viện tuyến huyện, một số đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, văn hóa, báo chí, phát thanh và truyền hình ở các địa phương. Đề nghị Chính phủ, các bộ ngành tiếp tục quan tâm xem xét sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ. Cần xác định những đơn vị mang tính chất phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công cung ứng các dịch vụ cơ bản, thiết yếu để Nhà nước có cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng, bố trí ngân sách phù hợp đảm bảo kinh phí hoạt động cho các đơn vị SNCL nêu trên.
Quốc Hương
{name} - {time}
-
2024-12-15 06:00:00
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng 15/12
-
2024-12-15 05:00:00
Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 15/12/2024
-
2024-05-29 13:00:00
Tưởng niệm 30 năm ngày Hòa thượng Thích Thanh Cầm viên tịch
Đánh giá hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng của các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 29/5/2024
Điểm nóng 29/5: Bắt giam “sếp” văn phòng đăng ký đất đai gây hậu quả rất nghiêm trọng
Quốc hội tiếp tục thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, bình đẳng giới
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 29/5
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia
[Bản tin 18h] Thanh Hoá là một trong những địa phương được điều chỉnh tăng lương tối thiểu cao hơn mức bình quân
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn tiếp và làm việc với Đoàn công tác Đại sứ quán và các tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng tiếp và làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam