Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện
Những năm gần đây, các bệnh viện tuyến huyện đã tích cực triển khai nhiều kỹ thuật mới, giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại cơ sở, không phải chuyển lên tuyến trên điều trị, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng cao của người dân.
Nội soi tai - mũi - họng cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nga Sơn.
Với mong muốn ngày càng phục vụ tốt hơn công tác KCB cho Nhân dân trong huyện và các địa phương lân cận, Bệnh viện Đa khoa huyện Nga Sơn luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, triển khai thực hiện nhiều kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng KCB, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Theo đó, lãnh đạo bệnh viện thường xuyên giám sát việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ được giao; năng động, tự chủ trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn cao; thường xuyên bám sát và chỉ đạo kịp thời công tác chuyên môn, cập nhật các kỹ thuật mới để người dân được tiếp cận và sử dụng những dịch vụ tốt nhất, giảm thiểu đáng kể tình trạng vượt tuyến, thu hẹp dần khoảng cách giữa tuyến huyện với tuyến trên, qua đó khẳng định uy tín của đơn vị.
Năm 2023, Bệnh viện Đa khoa huyện Nga Sơn đã triển khai nhiều kỹ thuật mới như: tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ, cắt trĩ longo, cấy chỉ trong điều trị các bệnh hen phế quản, viêm xoang mãn, các bệnh đau thần kinh vai gáy, đau lưng, thần kinh tọa..., phẫu thuật đặt lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn, phẫu thuật thay khớp háng... Nhờ đó, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện ngày một tăng.
Trao đổi với Thạc sĩ Trần Văn Minh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Nga Sơn, được biết: Để nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho người bệnh, ngoài việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị thì yếu tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong những năm qua, bệnh viện luôn chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ y, bác sĩ. Hằng năm đều có cán bộ tham gia theo học các lớp để nâng cao tay nghề, nắm vững chuyên môn, tiếp cận những tiến bộ mới để triển khai và áp dụng tại bệnh viện; tạo điều kiện để viên chức theo học các lớp ngoài giờ vào thứ 7 và chủ nhật để nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra, đơn vị còn quan tâm, khuyến khích nhiều cán bộ dự các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ do các đơn vị chuyên ngành tuyến Trung ương, tuyến tỉnh tổ chức. Nhờ vậy, một số kỹ thuật vượt tuyến đã được thực hiện tại địa phương, cứu sống nhiều bệnh nhân nặng, tạo sự đột phá trong việc nâng cao chất lượng KCB tại tuyến y tế cơ sở...
Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân, cùng với việc chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ, bệnh viện thường xuyên củng cố quy chế chuyên môn; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư trang thiết bị hiện đại và áp dụng nhiều kỹ thuật cao vào điều trị, giảm bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên. Điển hình nhất là triển khai tầm soát ung thư gan, ung thư đường tiêu hóa..., giúp người bệnh phát hiện sớm ung thư, từ đó tư vấn, có phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Thành Thắng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân, cho biết: Để bảo đảm tốt công tác KCB, ban lãnh đạo bệnh viện luôn dành nhiều nguồn lực đầu tư cho con người, cơ sở vật chất và trang thiết bị. Riêng về cơ sở vật chất, bệnh viện vừa được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới một số hạng mục công trình quan trọng. Hướng tới sự hài lòng của người bệnh, bệnh viện tiếp tục không ngừng nâng cao chất lượng khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và phục vụ người bệnh; chú trọng phát triển thêm kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chuyên môn, hoàn thành tốt sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe Nhân dân trên địa bàn huyện.
Toàn tỉnh hiện có 25 bệnh viện công lập tuyến huyện, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, các bệnh viện đều chú trọng đào tạo nhân lực để có thể triển khai nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu, từ đó nâng cao chất lượng, thu hút bệnh nhân đến khám, điều trị. Hiện nhiều kỹ thuật có thể thực hiện tại một số bệnh viện tuyến huyện, như: chụp cắt lớp vi tính, chạy thận nhân tạo, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, phẫu thuật thay khớp gối... Công tác chuyển giao kỹ thuật điều trị chuyên sâu cho tuyến dưới tiếp tục được triển khai hiệu quả; 4 bệnh viện tuyến tỉnh đã chuyển giao 17 kỹ thuật mới cho bệnh viện đa khoa 12 huyện. Bên cạnh đó, các bệnh viện không ngừng đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, thực hiện kết nối KCB từ xa với tuyến trên và hỗ trợ tư vấn, KCB cho tuyến dưới; 100% bệnh viện các tuyến đã triển khai hệ thống thông tin bệnh viện và bệnh án điện tử; tỷ lệ hài lòng của người bệnh tại các cơ sở KCB công lập hằng năm đều đạt trên 90%. Sở Y tế cũng đã có những chỉ đạo đối với các đơn vị, yêu cầu rà soát lại hiện trạng, định hướng lộ trình phát triển, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để phát triển đúng lộ trình theo từng năm, từng giai đoạn.
Bài và ảnh: Tô Hà
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:11:00
Tập huấn kiến thức y học gia đình, quản lý bệnh mạn tính cho quân y đơn vị và cán bộ trạm y tế khu vực biên giới
-
2024-11-21 16:06:00
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản
-
2024-03-25 09:46:00
Vĩnh Lộc tăng cường công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân
Khám, cấp phát thuốc cho gần 400 lượt người cao tuổi, gia đình chính sách
Bộ Y tế ra khuyến cáo sau vụ bệnh nhân cúm A/H5N1 tại Khánh Hòa tử vong
Ngày Thế giới phòng, chống lao: Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh cao
Chương trình tình nguyện chung tay vì sức khỏe cộng đồng tại xã Yên Khương
Ấm áp đêm nhạc “Ngọn lửa hi vọng”
Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ đấu thầu cho cán bộ ngành y tế
Bộ Y tế: Phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch ho gà, sởi và thủy đậu
Vinmec ra mắt VinCare PRIMÉ – Mô hình quản lý sức khỏe cho giới thượng lưu đầu tiên tại Việt Nam
Tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch - biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh ho gà