Năm 2019, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng khi rao bán hòn đảo nhân tạo Al-Marjan với giá 462 triệu USD. Kỷ lục này đã biến Al-Marjan trở thành hòn đảo đắt đỏ nhất thế giới với giá trị bất động sản không thể tưởng tượng, mở ra hướng phát triển mới đánh thức tiềm năng kinh tế biển.

Đảo nhân tạo - Cuộc chạy đua công nghệ, khoa học kĩ thuật và sức vóc con người

Năm 2019, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng khi rao bán hòn đảo nhân tạo Al-Marjan với giá 462 triệu USD. Kỷ lục này đã biến Al-Marjan trở thành hòn đảo đắt đỏ nhất thế giới với giá trị bất động sản không thể tưởng tượng, mở ra hướng phát triển mới đánh thức tiềm năng kinh tế biển.

BĐS tại các đảo lấn biển: Tăng phi mã

Vượt trên giới hạn truyền thống về phát triển kinh tế biển dựa trên việc tận dụng, khai thác tối đa thế mạnh vùng bờ biển, ven biển, nhiều quốc gia “siêu giàu” trên thế giới nay đã táo bạo chọn lựa kiến thiết, xây dựng đảo nhân tạo, hình thành các khu đô thị, khu kinh tế biển sầm uất. Đây không chỉ là giải pháp để mở rộng quỹ đất mà còn thể hiện tư duy vượt trội của công nghệ, khoa học kĩ thuật và tài năng của con người trong công cuộc mở mang bờ cõi, mở rộng quỹ đất phát triển kinh tế. Al-Marjan (UAE) là một minh chứng.

Đảo nhân tạo - Cuộc chạy đua công nghệ, khoa học kĩ thuật và sức vóc con người

Đảo nhân tạo Al- Marjan (UAE). Nguồn: www.almarjanisland.net

Hòn đảo được rao bán với giá 462 triệu USD được hình thành từ 4 hòn đảo nhân tạo (Dream, Breeze, Treasure và View), có diện tích khoảng 2,7 triệu m2. Đảo nhân tạo này sở hữu cả đường băng, bến du thuyền và nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển tuyệt đẹp, khách sạn 5 sao cùng khung cảnh tuyệt đẹp như tranh vẽ và cảnh quan sang trọng. Theo quảng cáo trên trang web bán đảo Private Islands Online, al-Marjan được định vị là điểm đến xa hoa. Với cơ sở hạ tầng đã có sẵn trên đảo, nhà đầu tư có khả năng thu lời cao nhờ sở hữu, kinh doanh từ những ngôi nhà đắc địa hướng biển, dịch vụ giải trí, bán lẻ và khu vui chơi.

Đảo nhân tạo - Cuộc chạy đua công nghệ, khoa học kĩ thuật và sức vóc con người

Đảo nhân tạo Palm Island tại Dubai. Nguồn ảnh: bayut.com

Bên cạnh các đảo nhân tạo Pearl (Quata), Hulhumale (Maldives), sân bay quốc tế Kanssai ở Vịnh Osaka Nhật Bản..., nhắc đến kỳ tích xây dựng đảo nhân tạo, không thể không nhắc đến Palm Island tại Dubai. Đây được xem là quần đảo nhân tạo lớn nhất thế giới, có thể nhìn thấy được từ mặt trăng. Palm Island gồm ba hòn đảo nhân tạo: Palm Deira, Palm Jebel Ali và Palm Jumeirah. Trong đó, Palm Jumeirah dài 5km có hình dạng như một thân cây, tỏa ra 16 nhánh lá cọ với phần bao quanh bên ngoài hình trăng khuyết dài gần 17km tạo thành đê chắn sóng.

Đảo cọ Palm Island được xem là kỳ quan thứ 8 của thế giới, biểu tượng đột phá về công nghệ xây dựng và là sự khẳng định về sức sáng tạo, vị thế làm chủ thiên nhiên của con người. Siêu quần đảo hiện là nơi tập trung rất nhiều nhà hàng, khách sạn sang trọng, khu mua sắm cao cấp, các biệt thự nghỉ dưỡng xa hoa và dịch vụ vui chơi giải trí đẳng cấp thế giới. Vượt lên giá trị giải tỏa cơn khát nhà ở và dịch vụ du lịch, Palm Island đã nâng tầm giá trị quốc gia, biến nơi đây thành định nghĩa mới của thế giới về đẳng cấp phát triển và sự xa xỉ.

Năm 2023, bất chấp những biến động không ngừng và suy thoái của kinh tế thế giới, thị trường bất động sản xa xỉ ở Dubai vẫn đạt mức kỷ lục, vượt xa các đối thủ Anh, Mỹ và dự báo vẫn vững vàng ngôi vương trong năm 2024. Bất động sản “vàng” tại Palm Jumeirah thống trị doanh số giao dịch bất động sản cao cấp và siêu cao cấp trong năm 2023. Trong báo cáo tháng 1/2024, công ty tư vấn bất động sản địa phương ValuStrat cho biết, giá biệt thự tại Palm Jumeirah tăng tới 3% chỉ trong tháng 12/2023 và tăng 31,9% so với cùng kỳ. Không những có môi trường sống tốt, việc đầu tư vào bất động sản tại đảo nhân tạo cũng có rất nhiều cơ hội sinh lời. Hiệu suất cho thuê nhà rất cao so với mặt bằng chung trên toàn thế giới, gấp khoảng 3 lần mức thông thường.

Chi bộn tiền xây đảo nhân tạo

Các nước “siêu giàu” vẫn đang không ngừng lên kế hoạch xây đảo nhân tạo. Hong Kong (Trung Quốc) đang có kế hoạch xây dựng một trong những hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới với chi phí 79 tỷ USD. Các nhà chức trách hi vọng sẽ bắt đầu xây dựng hòn đảo rộng 2.200 ha vào năm 2025 để các cư dân đầu tiên chuyển đến vào năm 2032. Giới chức Hồng Kong cho rằng, việc xây dựng một hòn đảo nhân tạo có thể tạo thêm nơi ở cho 1,1 triệu người. Trong đó, toàn bộ quỹ đất sẽ dành chủ yếu cho nhu cầu nhà ở, kết hợp mục đích thương mại, giải trí.

“Rõ ràng không có biện pháp ngắn hạn nào có thể giải quyết một cách toàn diện vấn đề đất đai tại Hồng Kông ngoài xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn. Đây cũng là nền tảng cho sự phát triển trong tương lai của Hồng Kông”, một thành viên tổ chức phi lợi nhuận Our Hong Kong Foundation cho biết. Đảo nhân tạo cũng được định hướng trở thành trung tâm kinh tế thứ 3 của Hong Kong.

Đảo nhân tạo - Cuộc chạy đua công nghệ, khoa học kĩ thuật và sức vóc con người

Phối cảnh đảo nhân tạo đang được lên kế hoạch triển khai tại Hongkong. Nguồn: HK Government

Chính phủ Đan Mạch và chính quyền thành phố Copenhagen cũng đang hợp tác với Công ty quy hoạch và kiến trúc Urban Power để lên kế hoạch về dự án “Holmene”, xây dựng chín hòn đảo nhân tạo ngoài khơi. Các hòn đảo sẽ cung cấp khoảng 3 triệu m2 phục vụ các hoạt động thương mại và công nghiệp, cải tạo cảnh quan thiên nhiên cho các hoạt động thể thao và ngoài trời. Ngoài ra, chính phủ còn sử dụng turbine gió làm nguồn năng lượng chính, đồng thời lắp đặt nhà máy xử lý rác thải, chuyển hóa thành năng lượng lớn nhất ở Bắc Âu.

Nhà chức trách Đan Mạch hy vọng chín đảo của dự án Holmene sẽ thành trung tâm về các lĩnh vực kinh doanh, thương mại và công nghệ bền vững trong tương lai. Ông Brian Mikkelsen, người đứng đầu Phòng Thương mại Đan Mạch cho rằng khu vực này có thể trở thành một “Thung lũng Silicon” của châu Âu”. Dự kiến các đảo Holmene khi hoàn thành sẽ thu hút khoảng 380 công ty trong và ngoài nước đến đầu tư, đóng góp thêm 8 tỷ USD vào GDP của Đan Mạch.

Đảo nhân tạo - Cuộc chạy đua công nghệ, khoa học kĩ thuật và sức vóc con người

Phối cảnh dự án xây dựng 9 hòn đảo nhân tạo của Đan Mạch mang tên “Holmene”. Nguồn: urbanpower.dk

Tại Việt Nam, một số địa phương đã có những dự án lấn biển thành công. Tiêu biểu là Quảng Ninh, có tới hơn 40 dự án đô thị lấn biển. Hay như thành phố Rạch Giá, Kiên Giang trong 20 năm trở lại đây, rất nhiều dự án lấn biển tạo thêm quỹ đất cho người dân phát triển kinh tế. Nhiều tỉnh thành như Bến Tre đã đưa “dự án lấn biển” vào quy hoạch. Hành lang pháp lý cho hoạt động này đang ngày càng rộng mở.

Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/8/2024 đã dành riêng Điều 190 quy định chi tiết về hoạt động lấn biển. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ thực hiện các hoạt động lấn biển; có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư thực hiện lấn biển theo quy định của pháp luật. Để đưa luật vào cuộc sống, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, trong đó có hoạt động lấn biển. Với việc “rộng cửa” hơn về thủ tục pháp lý, kỳ vọng kinh tế biển ngày càng tăng trưởng.

Tùng Dương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]