Công ty Điện lực Thanh Hóa hướng dẫn sử dụng điện an toàn – phòng tránh tai nạn điện
Để bảo vệ tính mạng, tài sản và hạn chế tối đa tai nạn do điện gây ra, Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn sử dụng điện an toàn sau:
I. Kiểm tra, sửa chữa và lắp đặt hệ thống điện
Lắp đặt hệ thống cung cấp điện trong nhà ở, công trình phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về hệ thống điện trong nhà ở, công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy chuẩn kỹ thuật về kỹ thuật điện theo quy định pháp luật về điện lực.
Thường xuyên kiểm tra an toàn hệ thống cung cấp điện từ sau công tơ mua điện đến tất cả các dây dẫn, thiết bị điện của mình. Đảm bảo độ cao an toàn, không cản trở giao thông.
Tổ chức sửa chữa, thay thế dây dẫn, thiết bị điện không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng.
Không để dây điện bị ngập nước trong mùa mưa lũ. Mối nối phải chắc chắn và bọc băng keo cách điện.
Không buộc dây vào vật kim loại hoặc bảng hiệu có điện.
Dây điện sau công tơ phải được bọc cách điện, néo bằng sứ hoặc phụ kiện chuyên dụng.
II. Sử dụng thiết bị và vật tư điện đúng chuẩn
Lắp đặt, sử dụng thiết bị, dụng cụ điện phải bảo đảm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và tuân thủ hướng dẫn, bảo quản, bảo dưỡng của nhà sản xuất.
Khi nhu cầu sử dụng công suất tăng cao hơn so với đăng ký, tổ chức, cá nhân sử dụng điện phải thông báo cho bên bán điện để có phương án cấp điện phù hợp.
Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện và tiết diện đủ lớn để không quá tải để tránh nguy cơ chạm chập, cháy nổ.
Lắp aptômát hoặc cầu dao ở đầu dây chính và các nhánh phụ.
Lắp aptômát, cầu chì trước các ổ cắm điện.
III. Hành vi cần tránh
Không sử dụng công trình điện lực vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận của đơn vị quản lý công trình điện lực.
Không trèo lên cột điện, không buộc gia súc vào cột điện.
Không lắp đặt ăng ten thu phát sóng, dây phơi, giàn giáo, nhà lồng, nhà lưới, biến, hộp đèn quảng cáo.
Không thả diều, bắn pháo, ném vật lạ vào đường dây điện.
Không thực hiện nổ mìn, mở mỏ; xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hóa học có khả năng gây ăn mòn hoặc có khả năng làm cháy, gây hư hỏng các bộ phận của công trình điện lực.
Không câu cá gần đường dây điện bắc qua ao, hồ, sông, suối.
Không chạm tay vào ổ cắm, cầu dao, dây điện trần hoặc dây bị tróc vỏ.
Không để thiết bị điện phát nhiệt gần các vật dễ cháy, nổ gần bảng điện.
IV. Ứng phó sự cố điện
Khi xảy ra sự cố chập, cháy hệ thống cung cấp điện trong nhà ở, công trình, tổ chức, cá nhân sử dụng điện có trách nhiệm:
- Cắt điện, có biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây cháy lan sang đồ vật, trang thiết bị khác trong nhà ở, công trình; thực hiện cứu nạn, cứu hộ.
- Kiểm tra nguyên nhân, khắc phục sự cố hệ thống cung cấp điện.
- Trường hợp sự cố vượt quá khả năng xử lý của mình, phải thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng liên quan.
Khi thấy dây điện đứt, cột đổ, ngập nước: ngắt cầu dao điện cấp đến vùng bị ngập nước và báo cho Điện lực gần nhất.
Nếu phát hiện dây dẫn rơi xuống: không đến gần, giữ khoảng cách ít nhất 10m với điện cao thế. Báo ngay cho Điện lực hoặc gọi 19006769.
V. Bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp cao
Theo điều 4 Nghị định 62/2025/NĐ-CP ngày 4/3/2025 của Chính phủ ban hành về Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện, trong đó:1. Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành công trình lưới điện có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn đối với công trình lưới điện thuộc phạm vi quản lý bao gom khu vực thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện.2. Chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà ở, công trình đã được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không phải có biện pháp chằng néo, gia cố mái của nhà ở, công trình phòng tránh nguy cơ bay vào đường dây dẫn điện trên không; tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình; không được sử dụng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình vào những mục đích có thể vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp được quy định trong bảng sau:- Điện áp trên 01kV đến 22kV: Khoảng cách an toàn phóng điện đối với dây trần là 1,0m, dây bọc 2m- Điện áp 35kV: Khoảng cách an toàn phóng điện đối với dây trần là 1,5m, dây bọc 3m- Điện áp 110kV: Khoảng cách an toàn phóng điện dây trần 4,0 m- Điện áp 220kV: Khoảng cách an toàn phóng điện dây trần 6,0m3. Trước khi xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không theo yêu cầu kỹ thuật tại khoản 4 Điều 8 Nghị định này. Cơ quan cấp phép xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến đơn vị quản lý vận hành lưới điện trước khi cấp phép xây dựng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn.4. Cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không phải bảo đảm các quy định tại Điều 15 Nghị định này.5. Chủ sở hữu ao, hồ nơi đường dây dẫn điện trên không điện áp cao đi qua phải có trách nhiệm phối hợp với đơn vị quản lý vận hành cắm biển cảnh báo và không được câu cá trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không và khu vực có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.
6. Trong phạm vi 1.000 m tính từ mép ngoài công trình lưới điện cao áp, siêu cao áp trên không hoặc 500 m tính từ mép ngoài công trình lưới điện trung áp ra các phía xung quanh, tổ chức, cá nhân không được thả diều, vật thể bay trừ các thiết bị phục vụ quốc phòng, an ninh và của đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực làm nhiệm vụ kiểm tra, vận hành và bảo trì công trình.7. Tổ chức, cá nhân không được đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải trong hành lang an toàn bảo vệ đường dây dẫn điện trên không làm thay đổi khoảng cách từ dây dẫn điện trên không đến mặt đất tự nhiên hoặc vi phạm khoảng cách an toàn về điện.8. Khi tiến hành công việc gần hành lang hoặc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không, tổ chức, cá nhân phải có biện pháp không để thiết bị, dụng cụ, phương tiện vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp được quy định trong bảng sau, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện công việc áp dụng công nghệ phù hợp hoặc do yêu cầu cấp bách của công tác quốc phòng, an ninh phải có sự thoả thuận bằng văn bản với đơn vị điện lực về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết:- Điện áp trên 01kV đến 35kV: Khoảng cách an toàn phóng điện là 2,0m- Điện áp 110kV: Khoảng cách an toàn phóng điện là 3,0m- Điện áp 220kV: Khoảng cách an toàn phóng điện là 4,0m- Điện áp 500kV: Khoảng cách an toàn phóng điện là 6,0m
VI. Cây xanh và vật thể gần đường điện
Không trồng cây cao, cây phát triển nhanh dưới hoặc gần đường dây điện.
Không tự ý chặt, tỉa cây gần đường điện - hãy báo cho Điện lực địa phương.
Không lắp ăng-ten, bảng hiệu quảng cáo gần đường dây điện.
Hãy tuân thủ nghiêm túc các quy tắc trên để đảm bảo an toàn cho chính bạn, gia đình và cộng đồng.
An toàn điện – Trách nhiệm của tất cả mọi người!
{name} - {time}
-
2025-04-13 15:19:00
Ngược ngàn Hồi Xuân
-
2025-04-13 14:26:00
Thường Xuân: Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo
-
2025-04-10 10:20:00
Thắm tình quân dân nơi biên giới Bát Mọt
Yêu cầu không để xảy ra tình trạng ách tắc trong hoạt động kiểm định xe cơ giới
Sôi nổi Ngày hội hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm năm 2025
Không để xảy ra tình trạng ách tắc trong hoạt động kiểm định xe cơ giới đường bộ
Cách tính 3 khoản trợ cấp cho cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi từ 2-5 năm
Thu hồi dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin của Công ty cổ phần Sao Thái Dương
Rượu làm nhiều người bị ngộ độc ở Tiền Giang có methanol vượt 1073 lần quy định
Sắp khởi công hàng loạt các dự án đường bộ cao tốc, tăng kết nối vùng miền
Ngày đầu đấu giá biển số ôtô, môtô, xe gắn máy: Đấu giá thành công 904 biển, thu gần 57,2 tỷ đồng
Cảnh giác “truyền thông bẩn” gây nhiễu loạn xã hội