Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 74/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (kế hoạch).

Chính phủ yêu cầu đánh số nhà đồng bộ ở đô thị, nông thôn, miền núi sau sáp nhập

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 74/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (kế hoạch).

Chính phủ yêu cầu đánh số nhà đồng bộ ở đô thị, nông thôn, miền núi sau sáp nhập

Ảnh minh họa: VGP

Một nội dung đáng chú ý tại kế hoạch là Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn rà soát quy hoạch đô thị và đánh giá chất lượng đô thị của các đơn vị hành chính sau sắp xếp.

Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn rà soát, đánh số và gắn biển số nhà, công trình xây dựng tại khu đô thị, khu vực nông thôn bảo đảm khoa học, nhất quán và đồng bộ ở khu vực đô thị, nông thôn, miền núi.

Đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước, gắn với đồng bộ, liên thông dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, hệ thống thông tin, địa chỉ số... và các vấn đề khác có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Xây dựng.

Nội dung này được Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan ban hành trước ngày 10/4.

Ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng - cho biết, năm 2024, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 08/2024 quy định việc đánh số và gắn biển số nhà, công trình xây dựng tại khu vực đô thị, khu vực nông thôn, dự án đầu tư xây dựng nhà ở, đầu tư xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp trên toàn quốc.

Tuy nhiên, do điều kiện của từng địa phương khác nhau nên vấn đề này chưa được thực hiện đồng bộ. Do vậy, khi hoàn thành việc sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập xã thì nên tính toán và nghiên cứu vấn đề này.

Góp ý về vấn đề này, ông Lê Như Tiến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Ủy ban Văn hóa và Xã hội) - cho rằng, hệ thống đánh số nhà hiện đang tồn tại nhiều vấn đề, nhất là ở nông thôn.

Một số địa phương chưa triển khai đánh số nhà, dẫn đến tình trạng mỗi hộ dân tự đặt số một cách tùy tiện, không theo bất kỳ quy tắc nào.

Nhiều nơi sử dụng cách đánh số theo thứ tự thời gian xây dựng nhà, thay vì theo quy hoạch dãy đường, gây khó khăn trong việc tìm kiếm địa chỉ.

Ngoài ra, theo ông Lê Như Tiến, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, nhiều khu vực nông thôn mở rộng hoặc thay đổi hạ tầng đường sá nhưng hệ thống đánh số nhà không được cập nhật kịp thời, tạo ra sự chồng chéo và lộn xộn.

Mặt khác, một số địa phương có chủ trương đặt tên đường, nhưng cách làm chưa đồng bộ, thiếu tính khoa học và nhất quán.

Nhiều nơi có xu hướng đặt tên đường theo tên danh nhân hoặc địa danh lịch sử, nhưng chưa có quy chuẩn cụ thể, dẫn đến tình trạng trùng lặp tên hoặc đặt tên thiếu hợp lý. Một số xã còn chưa coi trọng việc đặt tên đường, cho rằng đây là việc chỉ cần thiết ở khu vực đô thị.

Điều này gây khó khăn trong việc định vị địa chỉ, tìm kiếm đường đi, đặc biệt đối với các dịch vụ vận chuyển, cứu hộ hoặc hành chính công.

Trước thực trạng này, ông Lê Như Tiến cho rằng tới đây, chúng ta dự kiến sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng quy mô của xã thì cần thực hiện đồng bộ việc đặt tên đường, đánh số nhà ở khu vực nông thôn, miền núi. Ở những vùng đặc biệt khó khăn, dân cư thưa thớt, nếu chưa thể đánh số nhà thì ít nhất cũng cần có tên đường.

Theo VTV



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]