Các nước khu vực Trung Âu hứng chịu tình trạng lũ lụt nghiêm trọng
Vùng áp thấp có tên Boris đã gây ra mưa lớn trong nhiều ngày và các con sông từ Ba Lan đến Romania đã vỡ bờ, khiến 5 người thiệt mạng vào ngày 15/9.
Cảnh ngập lụt tại khu vực miền Tây Nam Ba Lan, ngày 15/9/2024. (Ảnh: PAP/TTXVN)
Một người chết đuối ở Tây Nam Ba Lan, một nhân viên cứu hộ thiệt mạng ở Áo và hàng nghìn người phải sơ tán ở Cộng hòa Séc sau khi mưa lớn tiếp tục ở Trung Âu ngày 15/9, gây lũ lụt ở một số quốc gia trong khu vực.
Vùng áp thấp có tên Boris đã gây ra mưa lớn trong nhiều ngày và các con sông từ Ba Lan đến Romania đã vỡ bờ, khiến 5 người thiệt mạng vào ngày 15/9. Dự báo mưa và gió mạnh sẽ tiếp tục cho đến ít nhất là ngày 16/9.
Một số nơi ở Cộng hòa Séc và Ba Lan phải đối mặt với trận lũ lụt nghiêm trọng nhất trong gần ba thập kỷ, khi các thị trấn phải sơ tán hàng nghìn dân. 25.000 ngôi nhà ở Cộng hòa Séc bị mất điện.
Phó Thủ tướng Áo Werner Kogler cho biết một người lính cứu hỏa đã thiệt mạng khi đang khắc phục lũ lụt ở Hạ Áo, khi chính quyền tuyên bố tỉnh bao quanh thủ đô Vienna là khu vực thảm họa.
Trong khi đó, một cây cầu đã bị sập ở thị trấn lịch sử Glucholazy của Ba Lan gần biên giới Cộng hòa Séc. Truyền thông địa phương cho biết một ngôi nhà bị cuốn trôi và một cây cầu bị sập ở thị trấn miền núi Stronie Slaskie, nơi một con đập bị vỡ, theo Viện Thời tiết Ba Lan.
Người dân ở một số khu vực bị lũ lụt đang chuẩn bị ứng phó với tình hình ngày càng xấu đi.
Cảnh sát Cộng hòa Séc cho biết họ đang tìm kiếm ba người trong một chiếc ô tô lao xuống sông Staric hôm 14/9 gần Lipova-lazne, một ngôi làng cách Praha khoảng 235 km về phía Đông. Lượng mưa trong khu vực đã đạt khoảng 500 mm kể từ thứ Tư.
Đoạn phim của Reuters cho thấy nước lũ tràn qua Lipova-lazne và Jesenik lân cận, làm hư hại một số ngôi nhà và cuốn theo các mảnh vỡ.Anh Mirek Burianek, một người dân Jesenik, nói anh không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Mạng Internet bị mất, điện thoại không liên lạc được.
Một người dân có tên Pavel Bily ở Lipova-lazne, cho rằng lũ lụt thậm chí còn tồi tệ hơn những gì từng thấy vào năm 1997. Nhà của anh Pavel Bily chìm trong nước và anh không biết liệu mình có quay lại được hay không.
Cảnh sát và lực lượng cứu hỏa Cộng hòa Séc đã sử dụng trực thăng để sơ tán người dân mắc kẹt. Trên đài truyền hình Séc, người đứng đầu cơ quan cứu hỏa cho biết hơn 10.000 người đã được sơ tán.
Ngay bên kia biên giới Ba Lan, một người đã chết ở quận Klodzko, nơi mà Thủ tướng Donald Tusk cho biết là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất nước này sau cuộc họp với các quan chức ở thị trấn chính.
Thị trấn Klodzko bị ngập một phần trong nước khi mực nước sông địa phương vượt qua mức kỷ lục được ghi nhận vào năm 1997, khi lũ lụt khiến 56 người ở Ba Lan thiệt mạng.
Các quan chức ở Glucholazy gần đó đã ra lệnh sơ tán sớm vào ngày 15/9, mặc dù những nỗ lực bảo vệ cơ sở hạ tầng của thị trấn đã không thể ngăn chặn được vụ sập cầu.
Tại thủ đô Budapest của Hungary, các quan chức đã nâng dự báo mực nước sông Danube trong nửa cuối tuần này lên hơn 8,5m, gần đạt kỷ lục 8,91m vào năm 2013./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-25 08:15:00
Tin vắn thế giới sáng 25/11/2024
-
2024-11-25 07:44:00
Biểu tình lớn ở Tbilisi, Tổng thống Gruzia dọa kiện lên tòa án Hiến pháp
-
2024-09-16 13:22:00
Tàu cá bị lật ở Hàn Quốc: 5 thủy thủ người Việt Nam và Indonesia sống sót
Quốc hội Triều Tiên sẽ thảo luận việc sửa đổi Hiến pháp
Ấn Độ khởi động chiến dịch hỗ trợ các nước ASEAN khắc phục hậu quả của bão, lũ
Số người trên 65 tuổi của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục
Truyền thông Mỹ nêu danh tính đối tượng nổ súng nhằm vào ông Trump
Nhiều phát súng bắn vào sân golf của ông Trump, cựu Tổng thống vẫn an toàn
EU triển khai tàu quân sự hộ tống tàu chở dầu bị tấn công ở Biển Đỏ
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris đặt trọng tâm ở Wisconsin, Michigan và Pennsylvania
LHQ thúc đẩy đối thoại mở nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên
Mỹ giải ngân vô điều kiện khoản viện trợ quân sự trị giá 1,3 tỷ USD cho Ai Cập