Các nhà lãnh đạo G7 sẽ thảo luận kế hoạch cho vay đối với Ukraine
Cuộc họp của G7 có thể sẽ không đưa ra một thỏa thuận hay tuyên bố nào, nhưng điều quan trọng là các bộ trưởng tài chính phải nghiên cứu kỹ lưỡng các chi tiết trong kế hoạch cho vay đối với Ukraine.
Thu hoạch ngũ cốc trên cánh đồng gần làng Kivshovata, vùng Kiev, Ukraine ngày 18/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà lãnh đạo tài chính của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ngày 24/7 (giờ địa phương) sẽ cố gắng thúc đẩy các cuộc đàm phán về việc tận dụng số tiền thu được từ tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine, giữa lúc Mỹ đang cần một sự chắc chắn, đặc biệt là từ Liên minh châu Âu (EU), rằng các tài sản này sẽ bị đóng băng trong thời gian dài.
Các cuộc đàm phán này sẽ diễn ra bên lề cuộc họp của các nhà lãnh đạo tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Brazil, tập trung vào các vấn đề lớn hơn về kinh tế, khí hậu và phát triển.
Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ cho biết cuộc họp của G7 có thể sẽ không đưa ra một thỏa thuận hay tuyên bố nào, nhưng điều quan trọng là các bộ trưởng tài chính phải nghiên cứu kỹ lưỡng các chi tiết trong kế hoạch cho vay đối với Ukraine.
Tuy nhiên, cùng lúc đó, các đại sứ của các nước thành viên EU cũng đang thảo luận các lựa chọn để đáp ứng những lo ngại của Mỹ. Tháng Sáu vừa qua, các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí về mặt nguyên tắc trong việc tận dụng số tiền thu được từ khoảng 300 tỷ USD tài sản quốc gia của Nga, bị đóng băng kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022, để hỗ trợ khoản vay 50 tỷ USD nhằm trợ giúp Ukraine.
Kế hoạch này sẽ không tịch thu tài sản, tránh một tiền lệ mà EU cho rằng có thể gây mất ổn định hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng các chi tiết của khoản vay dường như phức tạp hơn so với dự kiến ban đầu.
Quan chức của Bộ Tài chính Mỹ cho biết nước này muốn đảm bảo rằng các tài sản nói trên sẽ bị đóng băng trong một thời gian dài - ít nhất là cho đến khi có một hiệp ước hòa bình chấm dứt cuộc xung đột và yêu cầu Nga bồi thường thiệt hại cho Ukraine.
Điều này có phần trái ngược với chính sách trừng phạt Nga của EU, từ đó để ngỏ khả năng giải phóng các tài sản cơ bản. Chính sách này của EU cần được gia hạn sáu tháng một lần. Một tài liệu dự thảo của EU cho biết, các đại sứ của các nước thành viên EU đang thảo luận các phương án để kéo dài thời gian gia hạn các lệnh trừng phạt, cụ thể là đối với tài sản của Ngân hàng trung ương Nga, để đảm bảo cho kế hoạch cho vay nói trên.
Các phương án được đưa ra là gia hạn “vô thời hạn” hoặc gia hạn đến ba năm. Trong cả hai trường hợp đều cần sự nhất trí của các nước thành viên EU./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-15 14:05:00
Ukraine có thể “không còn tồn tại” vào năm 2025
-
2025-01-15 10:37:00
Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa chống tăng Nag Mark 2
-
2024-07-25 07:39:00
Pakistan kéo dài thời gian đóng cửa hơn 100.000 trường học do nắng nóng
Cảnh sát Pháp sử dụng AI để đảm bảo an ninh cho lễ khai mạc Olympic 2024
Liên hợp quốc kêu gọi thế giới “hạ vũ khí” trong thời gian diễn ra Olympic Paris
Thăm dò bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris vượt lên dẫn trước ông Donald Trump
Giám đốc Mật vụ Mỹ từ chức vì không ngăn được vụ mưu sát ông Donald Trump
Các lãnh đạo Dân chủ tại Quốc hội ủng hộ bà Kamala Harris tranh cử tổng thống Mỹ
An ninh thế giới 24/7: “Mạnh tay” cấm cửa một ngành do người Trung Quốc đang điều hành
Forbes Advisor gọi tên thành phố du lịch an toàn nhất trên thế giới
Hàn Quốc, Mỹ bắt đầu cuộc tập trận chung trên không
An ninh thế giới 23/7: Lãnh đạo cao nhất lâm trọng bệnh, Thống tướng nhận chuyển giao quyền lực