Bỉm Sơn tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản
Thị xã Bỉm Sơn hiện có 19 mỏ tài nguyên khoáng sản gồm 10 mỏ đất, 5 mỏ đá và 4 mỏ sét với 19 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Để hoạt động này đi vào nền nếp, tránh thất thu tài nguyên và thất thu ngân sách Nhà nước, thị xã đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản.
Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đang dần đi vào nền nếp. (Ảnh minh họa)
Phường Bắc Sơn là địa phương có số mỏ khoáng sản nhiều nhất với 7 mỏ (1 mỏ đá vôi, 6 mỏ đất phục vụ san lấp và sản xuất gạch) và có 7 doanh nghiệp đang thực hiện khai thác khoáng sản. Trước đây, do công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khai thác khoáng sản có nhiều hạn chế nên tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, vượt công suất và ngoài mốc giới... còn xảy ra thường xuyên. Điển hình như Công ty CP Giống gia súc Thanh Ninh khai thác đá vượt công suất năm 2020 là 69,6%, năm 2021 vượt công suất 47,4%. Vì vậy, ngoài mức xử phạt vi phạm vượt công suất, đơn vị này còn bị xử phạt tình tiết tăng nặng do vi phạm nhiều lần với số tiền lên đến 650 triệu đồng. Còn Công ty TNHH MTV khai thác khoáng sản ĐTC (đơn vị khai thác đất làm vật liệu san lấp) vi phạm khai thác vượt ngoài mốc giới bị xử lý vi phạm với số tiền 40 triệu đồng.
Để chấn chỉnh tình trạng này, từ đầu năm 2023 đến nay ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của cấp trên, phường Bắc Sơn còn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tuân thủ, chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật Khoáng sản... Hiện các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn phường đã chấp hành, khai thác đúng công suất và mốc giới. Đồng thời, có nhiều doanh nghiệp lắp đặt các trạm cân và camera giúp cho việc quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn của cơ quan quản lý Nhà nước hiệu quả hơn. Qua thanh kiểm tra từ đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn phường chưa xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái quy định.
Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Bỉm Sơn cho biết: Để nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản, ngoài ban hành các văn bản chỉ đạo, thị xã còn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Khoáng sản cho UBND cấp xã, phường và các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Bên cạnh đó, thị xã đã phối hợp với thanh tra Sở Tài Nguyên và Môi trường, lực lượng công an kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản đối với các đơn vị đang hoạt động khai thác khoáng sản nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn... Qua đó, ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp đã được nâng lên và cơ bản đi vào nền nếp.
Nếu như năm 2022 thị xã có 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV khai thác khoáng sản ĐTC và Công ty TNHH Quế Sơn vi phạm khai thác vượt ngoài mốc giới cùng cá nhân ông Đỗ Văn Hưng ở phường Bắc Sơn khai thác đất trái phép với tổng số tiền xử lý vi phạm là 698.423.100 đồng; thì năm 2023 (đến thời điểm ngày 18/12) thị xã chưa có trường hợp nào vi phạm bị phát hiện và xử lý do khai thác khoáng sản sai quy định.
Để tiếp tục nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong hoạt động khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, ngoài tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật khác có liên quan, thị xã yêu cầu các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản nghiêm túc thực hiện các quy định đã ghi trong Giấy phép và các quy định pháp luật có liên quan. Đồng thời, thực hiện lắp cân tải trọng và ký cam kết không xếp hàng quá tải trọng, quá khổ lên phương tiện; chịu trách nhiệm hoàn trả, sửa chữa hư hỏng các công trình giao thông do quá trình khai thác, vận chuyển khoáng sản. Yêu cầu các địa phương có các mỏ khoáng sản được cấp phép khai thác nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Thường xuyên phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản. Bên cạnh đó, cần quan tâm, chú trọng nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng dân cư trong công tác kiểm tra, giám sát đơn vị khai thác khoáng sản. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ khai thác tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; đảm bảo an toàn lao động, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động...
Bài và ảnh: Minh Lý
{name} - {time}
-
2024-11-22 06:30:00
Dự báo thời tiết ngày 22/11: Đêm có mưa vài nơi, ngày nắng
-
2024-11-21 16:11:00
Thị trấn tại Mỹ hai tháng không nhìn thấy ánh nắng Mặt Trời
-
2023-12-20 07:00:00
Rét đậm ở Thanh Hóa có thể kéo dài đến ngày 25/12
Miền Bắc đón thêm 2 đợt không khí lạnh cường độ mạnh kéo dài qua Noel
Áp thấp nhiệt đới gần biển Đông
Chiều tối và đêm 17/12, các tỉnh Bắc Bộ rét đậm, khu vực Trung Bộ có mưa to
Chủ động ứng phó với cơn bão Jelawat có khả năng đi vào Biển Đông
Hôm nay (16/12), miền Bắc bước vào đợt rét đậm, rét hại đầu tiên trong năm
Thanh Hóa trời nắng, nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C
Thanh Hóa mưa nhỏ vài nơi trước khi đón đợt rét đậm, rét hại đầu tiên
Ngày 13/12, Thanh Hóa nhiều mây, có mưa vài nơi
Tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông