Gần một nửa số người Anh được khảo sát này cho biết họ mua ít thực phẩm hơn do giá tăng. Cứ 20 người trưởng thành sẽ có một người cho biết đã hết lương thực và không thể mua thêm.

Biến đổi khí hậu khiến người Anh không đủ tiền mua thực phẩm

Gần một nửa số người Anh được khảo sát này cho biết họ mua ít thực phẩm hơn do giá tăng. Cứ 20 người trưởng thành sẽ có một người cho biết đã hết lương thực và không thể mua thêm.

Biến đổi khí hậu khiến người Anh không đủ tiền mua thực phẩm

Một nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu và giá năng lượng tăng đã khiến chi tiêu dành cho thực phẩm ở các hộ gia đình Anh tăng thêm 605 bảng trong vòng 2 năm qua.

Trong đó, nhiệt độ tăng cùng hạn hán, lũ lụt và mất mùa đã chiếm tới 60% mức tăng này ở mỗi hộ gia đình, khoảng 351 bảng Anh.

Kết hợp với giá dầu, khí đốt và phân bón tăng cao trong năm 2022, khiến chi tiêu dành cho thực phẩm ở Anh đã tăng thêm khoảng 17 tỷ bảng (tương đương với 19,6 tỷ euro) kể từ cuối năm 2021. Con số này tương đương với 10 lần mua sắm hàng tuần của các hộ gia đình.

Báo cáo từ tổ chức phi chính phủ của Anh, Cơ quan Giám sát Khí hậu và Năng lượng (ECIU) được đưa ra chỉ một tuần sau khi Ngân hàng Anh cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu đối với lạm phát lương thực.

Thống đốc ngân hàng Andrew Bailey cho biết trong một bài phát biểu vào ngày 20/11: “Ngay cả khi chúng ta kỳ vọng lạm phát thực phẩm sẽ giảm, rõ ràng vẫn có những rủi ro trong những tháng và năm tới.” Lạm phát thực phẩm có thể biến động dù đang trong tình trạng tốt. Và biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến các kiểu thời tiết càng làm tăng nguy cơ mất mùa.”

Vào năm 2022, cả biến đổi khí hậu và chi phí năng lượng đều cùng nhau đẩy giá lương thực tăng cao. Năm nay, dù chi phí năng lượng đã giảm nhưng thời tiết khắc nghiệt đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn với những mức nhiệt kỷ lục được ghi nhận trên khắp thế giới.

Biến đổi khí hậu khiến người Anh không đủ tiền mua thực phẩm Hạn hán sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến an ninh lương thực. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Những hiệu ứng dây chuyền đối với sản xuất nông nghiệp đã khiến giá lương thực tăng cao vào năm 2023 và cho thấy biến đổi khí hậu đã có tác động lâu dài hơn đến tình trạng lạm phát, Theo các phân tích, tác động của nó cũng ngày càng trở nên tồi tệ hơn, với cuộc khủng hoảng khí hậu làm tăng thêm 169 bảng (195 euro) vào hóa đơn vào năm 2022 và 192 bảng (221 euro) vào năm 2023.

Lạm phát thực phẩm đạt đỉnh điểm 19,2% trong tháng 3 - tỷ lệ cao nhất được ghi nhận trong hơn 45 năm qua. Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) của Vương quốc Anh, tốc độ này đã giảm xuống còn 7,9% trong tháng 10, nhưng giá vẫn cao hơn khoảng 30% so với năm 2021.

Trong khi giá năng lượng biến động dựa trên các sự kiện chính trị và kinh tế, chúng cũng bị ảnh hưởng gián tiếp bởi nhiệt độ toàn cầu tăng cao.

Các nhà nghiên cứu của ECIU cho biết tác động lên giá lương thực là một trong những tác động trực tiếp nhất đến nền kinh tế quốc gia.

Gần một nửa số người Anh được ONS khảo sát trong tháng này cho biết họ mua ít thực phẩm hơn do giá tăng. Đầu năm nay, cứ 20 người trưởng thành thì có một người cho biết họ đã hết lương thực và không thể mua thêm.

Biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt vào năm 2024. Bước sang năm 2024, thời tiết có thể còn trở nên khắc nghiệt hơn nữa khi El Niño đe dọa đẩy nhiệt độ tăng cao trong nửa đầu năm. Tình trạng này cũng có thể gây ra những tác động khắc nghiệt khác như lượng mưa tăng và bão mạnh hơn.

Một báo cáo của tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) nhấn mạnh rằng ngành nông nghiệp đặc biệt dễ bị tổn thương. Ngành này có thể chịu đến 26% thiệt hại kinh tế trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và lên tới 82% khi hạn hán.

FAO cho biết việc chuyển sang các phương thức canh tác bền vững hơn có thể giúp tăng cường an ninh lương thực bằng cách cải thiện chất lượng đất và đa dạng sinh học, đồng thời giảm lượng khí thải làm nóng hành tinh.

Năm nay, Vương quốc Anh đã giới thiệu chương trình Khuyến khích Nông nghiệp Bền vững (SFI), trả tiền cho nông dân để họ cải thiện chất lượng đất và đa dạng sinh học cũng như giảm thiểu tác động của thời tiết khắc nghiệt.

Trong khi đó, EU đã đề xuất Luật Giám sát đất mới vào tháng 7 để bảo vệ và phục hồi đất cũng như đảm bảo chúng được sử dụng bền vững. Ủy ban châu Âu cũng chuẩn bị sớm đề xuất khung pháp lý cho các hệ thống thực phẩm bền vững.

Kế hoạch cắt giảm sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón vào năm 2030 ở EU sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu này và bảo vệ người tiêu dùng khỏi biến động giá cả./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]