(Baothanhhoa.vn) - Với những lợi thế về vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa, con người và tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, TP Thanh Hóa hội đủ điều kiện để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay, du lịch TP Thanh Hóa cũng đang đứng trước vô vàn những khó khăn và thách thức, phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng vốn có.

Vẫn còn những khó khăn, thách thức

Với những lợi thế về vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa, con người và tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, TP Thanh Hóa hội đủ điều kiện để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay, du lịch TP Thanh Hóa cũng đang đứng trước vô vàn những khó khăn và thách thức, phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng vốn có.

Vẫn còn những khó khăn, thách thứcĐền thờ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ (phường Hàm Rồng) khang trang, bề thế nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều khách tham quan.

Nhiều năm qua, các di tích, danh thắng nằm trong Khu Du lịch văn hóa Hàm Rồng vẫn chưa phát huy hết lợi thế một khu du lịch trọng điểm của TP Thanh Hóa. Ông Lê Hoàng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng cho biết: “Với tài nguyên phong phú, đa dạng, nhưng đến nay Khu Du lịch văn hóa Hàm Rồng vẫn chưa thu hút được nhiều chương trình, dự án đầu tư xứng tầm để phát triển du lịch. Do đó, khu du lịch này cũng chưa tạo được điểm nhấn rõ nét nhằm thu hút đông đảo du khách đến tham quan mỗi năm”.

Từ thực tế cho thấy, tại Khu Du lịch văn hóa Hàm Rồng còn nhiều bất cập, hạn chế, khó khăn cần phải giải quyết. Trước hết phải kể đến đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên du lịch ở đây còn thiếu về trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng mềm trong giao tiếp, ứng xử du lịch, hướng dẫn viên chưa thực sự thổi hồn vào các di tích, chưa truyền cảm hứng cho du khách khi đến mỗi điểm tham quan. Bên cạnh đó, hạ tầng du lịch chưa được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Tại khu vực Hàm Rồng, dù có mật độ di tích dày đặc nhưng các di tích mang tính rời rạc, chưa có sự kết nối, chưa tạo điểm nhấn tại mỗi di tích, chưa có đầy đủ hệ thống kết cấu công trình phụ trợ như: hệ thống xe điện, đường điện sáng phục vụ đi bộ ban đêm, không gian đẹp cho du khách chụp ảnh lưu niệm... Vì vậy, sản phẩm du lịch tại đây còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa hình thành rõ nét, chưa đủ sức hấp dẫn du khách.

Những bất cập, hạn chế, khó khăn nói trên cũng là thực trạng chung đang diễn ra tại nhiều khu, điểm di tích trên địa bàn TP Thanh Hóa. Trong thời gian qua, mặc dù công tác quản lý Nhà nước về du lịch của TP Thanh Hóa đã được tăng cường. Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn được triển khai đầy đủ và kịp thời đến các đơn vị, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn toàn thành phố. Công tác triển khai các đề án phát triển du lịch được triển khai thực hiện như: Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020; Chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa; các đề án phát triển sản phẩm du lịch có thế mạnh; các đề án nâng cao chất lượng hoạt động du lịch các khu, điểm du lịch; Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch; Đề án phát triển thương hiệu du lịch... Tuy nhiên, bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch của thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, khối lượng công việc nhiều, cán bộ quản lý chuyên trách thiếu, do đó hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch còn thấp.

Việc tổ chức khai thác tiềm năng du lịch TP Thanh Hóa vẫn chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, mang thương hiệu thành phố để hấp dẫn khách du lịch. Chính vì vậy, hàng năm số lượng khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế đến TP Thanh Hóa còn thấp, đóng góp của ngành du lịch trong tổng thể kinh tế - xã hội của thành phố chưa cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng chưa thúc đẩy du lịch TP Thanh Hóa phát triển tương xứng với tiềm năng là thành phố chưa có một chiến lược tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn trên cơ sở đánh giá có hệ thống những tiềm năng, những điều kiện về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch. Chính vì thế, việc thu hút các nguồn lực đầu tư còn hạn chế.

Hơn nữa, nhu cầu về lao động để đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch của TP Thanh Hóa đang thiếu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các lao động có tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn cao. Việc thu hút, đào tạo và sử dụng nhân lực khối ngành du lịch còn hạn chế so với nhu cầu chung. Nguồn lao động chưa được đào tạo cơ bản chủ yếu sử dụng lao động người nhà, lao động tự do. Theo khảo sát thống kê, mỗi năm các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch tại tỉnh đào tạo được hơn 1 triệu chỉ tiêu, trong khi đó nhiều sinh viên tốt nghiệp dù đã được đào tạo dài hạn ở các trường đại học, cao đẳng... nhưng khi được tuyển dụng làm việc hầu hết doanh nghiệp lữ hành đều phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung kỹ năng đặc biệt, kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, chưa biết cách tổ chức, xử lý tình huống và thông thuộc địa bàn du lịch.

Mỗi năm TP Thanh Hóa đón hàng triệu lượt khách du lịch, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của ngành du lịch thành phố là nguồn nhân lực yếu về ngoại ngữ. Theo khảo sát của một số công ty du lịch, có tới 60 - 70% hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour và 80 - 90% nhân viên lễ tân nhà hàng không đạt chuẩn ngoại ngữ. Trình độ ngoại ngữ yếu, kỹ năng nghiệp vụ còn thiếu đã hạn chế các đơn vị du lịch không khai thác hết được nguồn lợi du lịch từ khách nước ngoài và quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước, con người xứ Thanh.

Nhìn chung, du lịch TP Thanh Hóa mặc dù đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, nhưng vẫn còn đang ở giai đoạn đầu, còn thiếu những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn có sức hút lớn để có thể giữ chân du khách. Điểm xuất phát còn thấp so với du lịch nhiều thành phố có điều kiện tương đồng; kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của nguồn nhân lực du lịch còn nhiều bất cập. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư phát triển, song hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông còn hạn chế. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu và chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay. Hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về du lịch chưa theo kịp với thực tế phát triển. Đội ngũ nhân lực thực hiện công tác quản lý Nhà nước về du lịch còn thiếu và yếu về năng lực quản lý. Vốn đầu tư phát triển du lịch còn thiếu, trong khi đó đầu tư lại chưa đồng bộ, thiếu trọng tâm trọng điểm, nên chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc trưng của TP Thanh Hóa. Hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ, chưa thật thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý, khai thác, bảo tồn và phát triển. Chưa xây dựng và ban hành các cơ chế đặc thù riêng cho ngành du lịch trong ưu tiên, ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư cho phát triển du lịch ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhưng có tiềm năng phát triển du lịch, có khả năng tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn.

Bên cạnh khó khăn là những rào cản, thách thức mang tính khách quan lẫn chủ quan, nội tại đối với phát triển du lịch TP Thanh Hóa hiện nay. Đó là việc ngành du lịch thế giới đang phải đối mặt với những thử thách mới trong mối quan hệ cung cầu. Sự suy giảm của nền kinh tế ở một số nước, đặc biệt là những nước có nền kinh tế lớn trên thế giới đã dẫn đến những thay đổi trong nhu cầu của khách du lịch (đi du lịch ở những nơi gần hơn, ngắn ngày hơn, chi tiêu ít hơn...). Việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao; công tác bảo tồn, phát triển các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch; công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao... đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn trong khi thành phố phải cân đối nguồn lực cho nhiều mục tiêu phát triển. Năng lực cạnh tranh của ngành du lịch còn non yếu, chất lượng, hiệu quả thấp, thiếu bền vững trong khi môi trường cạnh tranh giữa các quốc gia, khu vực và giữa các ngành, vùng, sản phẩm ngày càng gay gắt. Thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp; thiếu lực lượng quản lý tinh thông (quản lý Nhà nước, quản trị doanh nghiệp) và lao động trình độ cao. Sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc, trùng lắp và thiếu quy chuẩn; chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường dẫn tới sức cạnh tranh yếu, kém hấp dẫn; xúc tiến quảng bá lại thiếu chuyên nghiệp nên khó đạt được kết quả rõ nét.

Ngọc Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]