(Baothanhhoa.vn) - Nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước (NSNN) 7 tháng năm 2021 của ngành tài chính Thanh Hóa được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh của đại dịch COVID-19. Trước diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, quy mô sản xuất bị thu hẹp hoặc sản xuất cầm chừng; đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Có thể thấy, ngành tài chính hiện đang đứng trước những áp lực rất lớn, khi vừa bảo đảm nhiệm vụ thu ngân sách để có nguồn chi các khoản theo dự toán và nhiệm vụ cấp bách phát sinh.

Tập trung thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp tài chính - ngân sách Nhà nước, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả

Nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước (NSNN) 7 tháng năm 2021 của ngành tài chính Thanh Hóa được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh của đại dịch COVID-19. Trước diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, quy mô sản xuất bị thu hẹp hoặc sản xuất cầm chừng; đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Có thể thấy, ngành tài chính hiện đang đứng trước những áp lực rất lớn, khi vừa bảo đảm nhiệm vụ thu ngân sách để có nguồn chi các khoản theo dự toán và nhiệm vụ cấp bách phát sinh.

Tập trung thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp tài chính - ngân sách Nhà nước, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quảChủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn cùng các thành viên trong đoàn công tác kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở vật chất tại khu cách ly tập trung thuộc ký túc xá Trường Đại học Hồng Đức. Ảnh: Phong Sắc

Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm 2021, ngành tài chính tỉnh Thanh Hóa đã bám sát các nghị quyết của Chính phủ, dưới sự chỉ đạo, quyết liệt, kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, tập trung, chủ động đề xuất các giải pháp tài chính - ngân sách, góp phần tích cực vào những kết quả đạt được trong việc thực hiện “nhiệm vụ kép”: Vừa phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành thu NSNN được quan tâm thực hiện; điều hành thu ngân sách chủ động, tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân ứng phó với đại dịch COVID-19. Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1-1-2021; Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 1-12-2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 và Nghị quyết số 330/NQ-HĐND ngày 6-12-2020 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 1-1-2021 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết của Chính phủ, nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2021. Ngành tài chính đã tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh có các văn bản chỉ đạo để các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thu NSNN, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình SXKD nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người dân. Phối hợp cung cấp thông tin kịp thời, tạo điều kiện để hỗ trợ cơ quan thuế các cấp trong công tác thu ngân sách và thu hồi nợ đọng thuế, cưỡng chế nộp thuế; công khai thông tin người nộp thuế có tiền thuế kéo dài... Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, trong đó tập trung vào công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đồng thời thường xuyên tổ chức hội nghị ban chỉ đạo thu NSNN của tỉnh để kịp thời nắm bắt, chỉ đạo rà soát các cơ chế, chính sách liên quan đến thu NSNN, xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan đến thu, nộp NSNN; các biện pháp chống thất thu NSNN, chỉ đạo xử lý cưỡng chế, thu hồi nợ đọng thuế; chỉ đạo khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu để tăng thu NSNN, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN.

Kết quả thu NSNN 7 tháng năm 2021 đạt 19.359 tỷ đồng, đạt 73% dự toán, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó: Thu nội địa đạt 12.017 tỷ đồng, đạt 73% dự toán, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 7.341 tỷ đồng, đạt 72% dự toán, tăng 1% so cùng kỳ năm 2020.

Trong bối cảnh hoạt động SXKD của nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh còn khó khăn, kết quả thu NSNN 7 tháng nêu trên khá là tích cực, tỷ lệ hoàn thành dự toán cao nhất kể từ năm 2016 đến nay trên tất cả các lĩnh vực. Các khoản thu từ hoạt động SXKD đạt trên 60% dự toán và tăng trên 17% so với cùng kỳ, như: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 63% dự toán, tăng 17% so với cùng kỳ; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 77% dự toán, tăng 26%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 60% dự toán, tăng 17% so với cùng kỳ.

Các huyện, thị xã, thành phố cũng đã chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ thu NSNN. Có 23/27 địa phương bảo đảm tiến độ dự toán thu nội địa (đạt trên 60%), trong đó 13 địa phương có tiến độ thu khá tốt, đạt từ 75% dự toán trở lên (như: Đông Sơn, Quảng Xương, Yên Định,...).

Việc bảo đảm thu ngân sách có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo nguồn chi cho công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự nỗ lực chủ động, sáng tạo của toàn ngành tài chính, sự phối hợp hỗ trợ của ngành, đơn vị và các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ tài chính - ngân sách trong thời gian vừa qua.

Chi NSNN được quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên ngay từ khâu lập dự toán đầu năm và trong quá trình thực hiện; chủ động điều hành NSNN linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Ngay sau khi có Nghị quyết số 331/NQ-HĐND ngày 6-12-2020 và Nghị quyết số 332/NQ-HĐND ngày 6-12-2020 của HĐND tỉnh, Quyết định số 5399/QĐ-UBND ngày 19-12-2020 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu NSNN, chi ngân sách địa phương năm 2021, Sở Tài chính đã kịp thời hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố triển khai tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2021 đảm bảo chi ngân sách trong phạm vi dự toán ngân sách được giao, gắn với chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên; tuân thủ đúng chế độ, chính sách của Trung ương, tỉnh đã ban hành.

Dịch COVID-19 diễn biến còn hết sức phức tạp, để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN được HĐND tỉnh, UBND tỉnh quyết định; ngay từ những tháng đầu năm, Sở Tài chính đã chủ động, kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Văn bản số 3099/UBND-KTTC ngày 12-3-2021 chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chi NSNN năm 2021; trong đó, nổi bật là yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý kiểm soát chi chặt chẽ, bảo đảm đúng mục tiêu chuẩn, định mức chế độ quy định, tiết kiệm chi tiêu, chủ động điều hành ngân sách để thực hiện chính sách an sinh xã hội ban hành; không để phát sinh tình trạng chậm, muộn, nợ chế độ, chính sách trên địa bàn; không ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi chưa cân đối được nguồn.

Thực hiện 7 tháng chi NSNN đạt 20.562 tỷ đồng, bằng 63% dự toán; trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 64% dự toán, chi thường xuyên đạt 63% dự toán; các chế độ, chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện và dự toán được giao của các đơn vị sử dụng ngân sách góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8-6-2021 của Chính phủ, Công văn số 6299/BTC-NSNN ngày 11-6-2021 của Bộ Tài chính; Sở Tài chính đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Văn bản số 8902/UBND-KTTC ngày 23-6-2021 yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị dự toán cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện cắt, giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của 6 tháng cuối năm 2021 để bổ sung kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 (tổng số cắt giảm, tiết kiệm thêm dự toán chi thường xuyên 6 tháng cuối năm 2021 tại các cơ quan, đơn vị dự toán cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là 42.574 triệu đồng); đồng thời thực hiện cắt, giảm, giãn, hoãn, dừng thực hiện đối với các chương trình, nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết để dành nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi cấp bách, bổ sung nguồn lực thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh.

Bên cạnh đó, Sở Tài chính đã có Hướng dẫn số 4542/STC-NSHX ngày 30-7-2021 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ và Kế hoạch số 174/KH-UBND ngày 20-7-2021 của UBND tỉnh nhằm kịp thời triển khai nhanh chóng và có hiệu quả chính sách Trung ương ban hành. Trong đó, đề nghị các huyện, thị xã, thành phố chủ động cân đối ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ kịp thời các nội dung của chính sách theo quy định. Trường hợp sau khi sử dụng hết nguồn lực theo hướng dẫn vẫn thiếu nguồn thì tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh bổ sung theo quy định.

Ngân sách các cấp ưu tiên tập trung bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. Từ năm 2020 đến ngày 22-7-2021 NSNN các cấp đã chi 962 tỷ đồng. Trong đó, 45 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 (mua vật tư, trang thiết bị y tế, hỗ trợ các đối tượng bị cách ly); 222 tỷ đồng chi trả chế độ đặc thù cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29-3-2020 của Chính phủ; 741 tỷ đồng để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9-4-2020 và 154/NQ-CP ngày 19-10-2020 của Chính phủ.

Tăng cường quản lý Nhà nước công tác quản lý giá. Trong 7 tháng năm 2021, Sở Tài chính đã chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, thị trường, nhất là các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào của hoạt động SXKD; phân tích, đánh giá, thường xuyên cập nhật để điều hành giá phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương triển khai các giải pháp bình ổn giá cả thị trường để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy SXKD, đảm bảo an sinh xã hội và gắn với yêu cầu đặt ra cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Với các giải pháp đã thực hiện, giá cả thị trường được giữ ổn định, nguồn cung hàng hóa được đảm bảo, chỉ số giá bình quân (CPI) tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm 2021.

Về giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi NSNN. Dự báo tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước và trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, việc thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 tại nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, sẽ tác động mạnh đến các hoạt động kinh tế trong nước. Đối với tỉnh ta, tuy tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt, song nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát trong cộng đồng vẫn rất lớn và hiện hữu, nhất là khi ngày càng nhiều lao động và người dân Thanh Hóa từ vùng dịch trở về địa phương; cùng với đó, tình hình thời tiết, bão lũ được dự báo còn có nhiều diễn biến phức tạp... là những yếu tố tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dự báo, từ nay đến cuối năm, thu NSNN khó khăn sẽ tác động tới chi tiêu ngân sách. Trong bối cảnh đó, để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2021, ngành tài chính cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp theo các nghị quyết, quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; chủ động, linh hoạt tham mưu các giải pháp tăng thu ngân sách, thực hiện triệt để tiết kiệm chi tiêu, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách; đảm bảo cân đối nguồn lực thực hiện chi ngân sách. Cụ thể:

Một là: Tăng cường quản lý thu, vừa đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế của Quốc hội, Chính phủ; vừa phát triển nguồn thu mới, nguồn thu vãng lai, các nguồn thu còn dư địa, chống thất thu ngân sách. Tích cực khai thác nguồn thu từ đất để bổ sung chi đầu tư phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế.

Hai là: Các đơn vị dự toán, các địa phương chủ động rà soát, sắp xếp, bố trí lại các nhiệm vụ chi thường xuyên trong phạm vi dự toán còn lại (sau khi đã thực hiện cắt giảm và tiết kiệm thêm dự toán 6 tháng cuối năm), tăng cường quản lý chi tiêu đảm bảo tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả; hạn chế chi tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài; đảm bảo nguồn thực hiện các chế độ, chính sách đã ban hành và an sinh xã hội.

Ba là: Cơ quan tài chính các cấp chủ động tham mưu, điều hành đảm bảo cân đối ngân sách địa phương; sắp xếp, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung nguồn dự phòng ngân sách các cấp. Chủ động đảm bảo nguồn ngân sách địa phương (bao gồm cả nguồn cải cách tiền lương còn dư theo quy định) và sử dụng nguồn ngân sách cấp trên bổ sung (nếu có) để thực hiện các chính sách an sinh xã hội; không để phát sinh tình trạng chậm, muộn, nợ chế độ, chính sách trên địa bàn. Trường hợp dự kiến thu ngân sách địa phương giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao trong khi vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, địa phương phải chủ động xây dựng phương án điều hành sử dụng các nguồn lực của mình theo quy định để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương. Cụ thể: Huy động nguồn dự phòng ngân sách địa phương và tối đa phần còn lại của 70% số dư quỹ dự trữ tài chính (đối với ngân sách cấp tỉnh) đầu năm 2021 (sau khi đã sử dụng theo chế độ quy định để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19). Huy động nguồn kết dư ngân sách địa phương, phần tăng thu ngân sách địa phương năm 2020 chuyển nguồn sang năm 2021 sau khi đã dành nguồn để cải cách tiền lương theo quy định (nếu có) và các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của địa phương theo quy định.

Bốn là: Ưu tiên sử dụng NSNN và huy động mọi nguồn lực hợp pháp khác cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự nỗ lực chủ động, sáng tạo của toàn ngành tài chính, sự phối hợp hỗ trợ của các ngành, đơn vị, các địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục điều hành thu - chi NSNN, phấn đấu hoàn thành dự toán được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nguyễn Văn Tứ

Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]