(Baothanhhoa.vn) - Đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức, TP Thanh Hóa đã xác định một số giải pháp cơ bản mang tính đột phá nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tương xứng với vị thế và tiềm năng, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và du lịch cả tỉnh, cả nước. Trong đó việc xây dựng Đề án "Phát triển du lịch TP Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030" là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, tạo cơ sở cho việc quản lý, khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch đặc sắc, thu hút đầu tư cho phát triển du lịch nhằm đưa du lịch TP Thanh Hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nơi chim Hạc đợi... bình minh

Đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức, TP Thanh Hóa đã xác định một số giải pháp cơ bản mang tính đột phá nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tương xứng với vị thế và tiềm năng, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và du lịch cả tỉnh, cả nước. Trong đó việc xây dựng Đề án “Phát triển du lịch TP Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, tạo cơ sở cho việc quản lý, khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch đặc sắc, thu hút đầu tư cho phát triển du lịch nhằm đưa du lịch TP Thanh Hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nơi chim Hạc đợi... bình minhTuần lễ văn hóa TP Thanh Hóa - TP Hội An năm 2022 vừa được tổ chức.

Theo phân vùng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, TP Thanh Hóa nằm trong vùng du lịch Bắc Trung bộ (gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và hành lang du lịch Đông - Tây. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định TP Thanh Hóa cùng với TP Sầm Sơn và thị xã Nghi Sơn gắn với hệ thống di tích Hàm Rồng, đô thị du lịch Sầm Sơn và hệ thống bãi biển Quảng Xương, Khu Kinh tế Nghi Sơn là một trong số các địa bàn trọng điểm du lịch của vùng, khu vực có hoạt động du lịch tập trung.

Theo phân vùng phát triển du lịch trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, TP Thanh Hóa được xác định là 1 trong 3 cụm trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh và trở thành khu du lịch đô thị, du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng, du lịch tìm hiểu khảo cổ, lịch sử. Bên cạnh đó, TP Thanh Hóa nằm trên hành lang giao thông Bắc - Nam theo Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt xuyên Việt, nên đây là điểm dừng quan trọng trong hệ thống các tuyến, điểm du lịch quốc gia.

Xác định vị trí quan trọng trên bản đồ du lịch của tỉnh và cả nước, TP Thanh Hóa đang phấn đấu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế thế mạnh, với tỷ trọng của du lịch ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của TP Thanh Hóa. Phát triển dịch vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; chú trọng đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch có tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác du lịch. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự nhiên và văn hóa, thế mạnh về vị trí trung tâm hành chính, văn hóa của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2025 thu hút được 450 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 3,5 triệu lượt khách du lịch nội địa; doanh thu đạt 456 triệu USD; đến năm 2030 thu hút 650 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 5 triệu lượt khách du lịch nội địa; doanh thu đạt 843 triệu USD.

Để đạt được mục tiêu đề ra, TP Thanh Hóa xác định nhiệm vụ phát triển các sản phẩm du lịch phải có tính đặc thù, hấp dẫn, có chất lượng cao, mang hình ảnh của TP Thanh Hóa, để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo đó, thành phố định hướng phát triển các nhóm sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với nhu cầu của thị trường như: du lịch văn hóa - tín ngưỡng - tâm linh; du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa - lễ hội - làng nghề; du lịch vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, kết hợp chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, mua sắm; du lịch hội nghị, hội thảo (du lịch MICE); du lịch thể thao mạo hiểm.

Căn cứ vào sự phân bố tài nguyên du lịch, hệ thống giao thông và các điều kiện kinh tế - xã hội khác, thành phố xác định các không gian phát triển du lịch chính gồm: Không gian du lịch đô thị; không gian du lịch dọc sông Mã; không gian du lịch Hàm Rồng - Núi Đọ; không gian du lịch núi Nhồi (An Hoạch); không gian du lịch núi Long - núi Mật Sơn; không gian du lịch nghỉ dưỡng biển; không gian du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lâm viên Rừng Thông.

Song hành với nhiệm vụ trên, TP Thanh Hóa cũng đặt ra những giải pháp đồng bộ để triển khai thực hiện. Trước hết là về cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Bởi, cơ chế, chính sách thông thoáng, cởi mở là chìa khóa thành công trong việc thu hút đầu tư nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Đối với TP Thanh Hóa, việc đầu tư phát triển du lịch cần có trọng điểm, chú trọng đối với những khu vực có khả năng phát triển các sản phẩm đặc thù, có sức cạnh tranh, tạo nên thương hiệu riêng. Căn cứ vào tính đặc thù riêng của ngành du lịch cũng như trong điều kiện cụ thể của du lịch TP Thanh Hóa, hoạt động đầu tư phát triển du lịch cần tập trung vào các lĩnh vực như: đầu tư xây dựng đồng bộ các khu du lịch trọng điểm; thu hút đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch; đầu tư phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí, thể thao; các dịch vụ bổ trợ khác; đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch; đầu tư cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, để đào tạo được một đội ngũ cán bộ đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế của TP Thanh Hóa, cần thiết phải có những chính sách phù hợp. Đối với các cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch, cần có chính sách đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nâng cao trình độ đào tạo cả ở trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài trong công tác quản lý phát triển du lịch trên địa bàn thành phố. Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, cần có chính sách ưu tiên và lựa chọn những cán bộ có năng lực đi đào tạo ở các địa phương có ngành du lịch phát triển (kể cả ở nước ngoài) để tiếp thu những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch, đáp ứng cho mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài. Đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn thành phố cần tập trung nâng cao năng lực về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên trong công tác đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch; tăng cường công tác liên kết, hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch với các cơ sở đào tạo khác của Hà Nội, Nghệ An, Huế... nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch thành phố trong thời gian tới. Cùng với đó, thành phố cũng cần có chính sách ưu đãi, chú trọng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch... để thu hút đội ngũ này cho mục tiêu phát triển du lịch.

Nhằm phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, trước mắt thành phố tiếp tục tập trung khai thác thị trường nội địa (các tỉnh phía Bắc) với mục đích tắm, nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn; khách du lịch văn hóa - tâm linh; khách du lịch thương mại - công vụ kết hợp du lịch; khách du lịch nội tỉnh đến TP Thanh Hóa với mục đích tham quan, mua sắm, vui chơi giải trí cuối tuần... Trong những năm tiếp theo, chú trọng khai thác thị trường Khu Kinh tế Nghi Sơn mà mục đích chính là nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí, mua sắm, chăm sóc sức khỏe... Đối với thị trường quốc tế, trước mắt tập trung khai thác thị trường gần như Lào, Đông Bắc Thái Lan với mục đích tham quan văn hóa, tắm biển... Những năm tiếp theo (khi đã có đầu tư phát triển) tập trung khai thác các thị trường khách du lịch liên quan trực tiếp đến Khu Kinh tế Nghi Sơn như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Đông...

Trong xu thế phát triển hiện nay, TP Thanh Hóa đang hướng tới đẩy mạnh liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế; ứng dụng khoa học - công nghệ trong phát triển du lịch, gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch; khuyến khích hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch. Tin tưởng với những định hướng và giải pháp mà đã và đang triển khai sẽ sớm góp phần đưa du lịch TP Thanh Hóa phát triển theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững.

Nguyễn Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]