(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, huyện Thiệu Hóa đã xây dựng những giải pháp để phát triển ngành nông nghiệp bền vững; trong đó, phát triển nông nghiệp sạch, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao được xác định là một giải pháp then chốt. Từ đó, từng bước hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Thực hiện các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở Thiệu Hóa

Thời gian qua, huyện Thiệu Hóa đã xây dựng những giải pháp để phát triển ngành nông nghiệp bền vững; trong đó, phát triển nông nghiệp sạch, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao được xác định là một giải pháp then chốt. Từ đó, từng bước hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Thực hiện các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở Thiệu HóaVùng sản xuất rau an toàn tại thị trấn Thiệu Hóa.

Để chuyển từ sản xuất nhỏ, lẻ sang sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, huyện Thiệu Hóa đã xem tích tụ, tập trung đất đai vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp đột phá quan trọng hàng đầu của sản xuất nông nghiệp. Năm 2021, toàn huyện đã thực hiện tích tụ, tập trung được gần 260 ha đất để sản xuất nông nghiệp; trong đó, có 146 ha sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, chuyển đổi 138 ha đất canh tác lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình sản xuất phát triển và nhân rộng trên địa bàn, như: sản xuất rau màu tập trung, nấm, mộc nhĩ, nuôi thỏ, ba ba, cá giống,... Trong năm 2021, toàn huyện cũng đã xây dựng được 2,4 ha nhà màng sản xuất rau, củ, quả an toàn và hoa, nâng số diện tích nhà màng toàn huyện lên 10,5 ha. Để tạo ra các sản phẩm năng suất, chất lượng cao, người dân đã chú trọng đưa các giống cây trồng chất lượng cao vào sản xuất, nâng cao kỹ thuật canh tác, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng các công nghệ như tưới nhỏ giọt, bảo quản sau thu hoạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học;... Từ đó, góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, tạo ra các chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu hơn 1.000 ha cây trồng, chủ yếu là cây thức ăn chăn nuôi, ngô ngọt, lúa, đậu tương rau, bí đỏ,... Trong chăn nuôi, huyện cũng đã chú trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng đàn vật nuôi; phát triển các gia trại, trang trại; chủ động kiểm soát dịch bệnh. Ngoài các con nuôi chủ lực, trên địa bàn còn du nhập các loại vật nuôi mới có khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên của huyện, có tiềm năng năng suất và hiệu quả kinh tế cao như: chim bồ câu Pháp, thỏ New Zealand,...

Có thể nói, việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước nâng cao được trình độ sản xuất nông nghiệp của người dân, tạo ra sản phẩm có chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được huyện Thiệu Hóa quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện; vì vậy nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, các quy trình tiên tiến đã được ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, huyện Thiệu Hóa tiếp tục thực hiện các giải pháp tập trung phát triển một số vùng, loại cây, con thế mạnh của huyện nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; trọng tâm là nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; canh tác và bảo quản, chế biến nông sản; công nghệ thông tin và tự động hóa... Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn bảo đảm tính ổn định lâu dài về đất đai; đồng thời, lên kế hoạch đầu tư cho các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc ba lĩnh vực chính, đó là trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án, lồng ghép, vốn vay ưu đãi,... để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống điện,... Tiếp thu và ứng dụng các khoa học - kỹ thuật hiện đại như: cơ giới hóa đồng bộ; quy trình thâm canh lúa cải tiến SRI; kỹ thuật trồng rau, quả, hoa trong nhà lưới, nhà kính; ứng dụng công nghệ chuồng kín trong chăn nuôi lợn; chọn tạo, nhân giống cây trồng nông nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản cho năng suất, chất lượng cao;... Đồng thời, ứng dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến trong bảo quản nông sản, làm giảm tỷ lệ hao hụt sau khi thu hoạch nông sản như: công nghệ sấy nông sản; công nghệ sơ chế, bảo quản rau, hoa, quả tươi quy mô tập trung; công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát;... Hỗ trợ khuyến khích các HTX, tổ hợp tác xây dựng các trang website quảng bá sản phẩm, tiếp nhận thông tin phản hồi của người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP kết hợp với tổ chức giới thiệu rộng rãi sản phẩm. Để phát triển nông nghiệp bền vững, huyện sẽ có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và thực hiện các hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm,...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]