(Baothanhhoa.vn) - Cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn được hình thành và ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn ngày càng cao của người dân. Khi mới đi vào hoạt động, do nhiều nguyên nhân, nên hầu hết các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đều trong tình trạng ảm đạm, sức tiêu thụ thấp. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hoạt động của các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đã có nhiều chuyển biến tích cực kể cả về doanh thu, cách thức hoạt động hay việc đa dạng chủng loại sản phẩm, nhằm thu hút người tiêu dùng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển biến từ những cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn

Cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn được hình thành và ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn ngày càng cao của người dân. Khi mới đi vào hoạt động, do nhiều nguyên nhân, nên hầu hết các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đều trong tình trạng ảm đạm, sức tiêu thụ thấp. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hoạt động của các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đã có nhiều chuyển biến tích cực kể cả về doanh thu, cách thức hoạt động hay việc đa dạng chủng loại sản phẩm, nhằm thu hút người tiêu dùng.

Chuyển biến từ những cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn

Cửa hàng thực phẩm rau, củ, quả an toàn chợ Tây Thành.

Tại cửa hàng thực phẩm sạch AT Food, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa), thực phẩm được bày bán tại cửa hàng khá bắt mắt, bảo đảm vệ sinh. Các loại thực phẩm tươi sống được bảo quản trong tủ bảo ôn; rau, củ, quả được sắp đặt trên từng kệ riêng biệt dành riêng cho từng chủng loại khác nhau để khách hàng thuận tiện trong khâu lựa chọn. Ngoài ra, cửa hàng còn kinh doanh thêm các loại thực phẩm tiện lợi, như: Giò, chả, ruốc và các đồ khô, như: Mộc nhĩ, măng khô, nấm hương... Trao đổi với nhân viên của cửa hàng, chúng tôi được biết: Việc biến cửa hàng thành “chợ mi ni” là một trong những chiến lược kinh doanh giúp thu hút khách hàng đến mua và sử dụng thực phẩm tại cửa hàng. Với việc đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, cửa hàng có thể giúp khách hàng mua được khá đầy đủ các thực phẩm cũng như gia vị đi kèm phục vụ cho bữa ăn của gia đình. Bên cạnh đó, để bắt nhịp được với xu hướng tiêu dùng hiện đại, cửa hàng có thêm dịch vụ chuyển hàng đến tận nơi theo yêu cầu của khách hàng. Nhờ có nguồn thực phẩm bảo đảm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cùng với những giải pháp thúc đẩy tiêu dùng, nên lượng hàng hóa tiêu thụ của cửa hàng được tăng lên đáng kể. Bình quân mỗi ngày cửa hàng tiêu thụ khoảng 150-200 kg các loại rau, củ, quả; 50 kg thịt các loại... cao gấp 3 lần so với năm 2017.

Cửa hàng thực phẩm rau, củ, quả an toàn ở chợ Tây Thành (TP Thanh Hóa), bắt đầu hoạt động từ năm 2014. Năm đầu tiên hoạt động, cửa hàng gần như không nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng. Bởi, sản phẩm thịt, rau, củ, quả được bày bán tại cửa hàng thường có mẫu mã kém tươi hơn so với các sản phẩm được bán tại chợ, song lại có giá bán cao hơn 1,2 đến 1,5 lần, nên không được nhiều người tiêu dùng đón nhận. Tuy nhiên, thời điểm này, việc kinh doanh của cửa hàng khá ổn định, lượng khách hàng đến mua các sản phẩm khá tấp nập. Nói về quá trình hoạt động của cửa hàng, ông Lê Viết Đang, Phó Giám đốc Ban Quản lý chợ Tây Thành, chia sẻ: Để duy trì được hoạt động của cửa hàng trong nhiều năm qua là rất khó khăn. Bởi, thời gian đầu, ban quản lý chợ phải thường xuyên bù lỗ cho cửa hàng. Thế nhưng, những năm gần đây, việc kinh doanh của cửa hàng đã có chuyển biến đáng kể, nhất là từ cuối năm 2018 đến nay, lượng tiêu thụ các sản phẩm thịt, rau, củ, quả của cửa hàng tăng đáng kể, lợi nhuận đạt khá. Hiện mỗi ngày cửa hàng tiêu thụ khoảng 70-80 kg thịt lợn và 40-50 kg rau, củ, quả các loại, cao gấp 4 đến 5 lần so với thời điểm mới bắt đầu hoạt động. Sở dĩ, việc kinh doanh của cửa hàng có được chuyển biến tích cực nói trên là bởi thời gian qua ban quản lý chợ đã đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng. Do đặc thù là cửa hàng nằm trong chợ thực phẩm, nên để tạo dựng được lòng tin của khách hàng, các sản phẩm rau, củ, quả được bày bán tại cửa hàng đều được dán tem điện tử để khách hàng truy xuất nguồn gốc, sản phẩm thịt lợn đều có dấu lăn kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y và luôn xuất trình phiếu thu để khách hàng kiểm tra. Những giải pháp trên chính là chìa khóa để hoạt động kinh doanh của cửa hàng dần đi vào ổn định và phát triển.

Với chiến lược kiểm soát chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ và dán tem xác nhận “sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn” nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, nhiều chuỗi cửa hàng đã tạo được sự tin cậy của người tiêu dùng và không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, điển hình như: Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch AT food, Pic food, ATC food... Để phát triển hoạt động kinh doanh, các chủ cửa hàng thực phẩm an toàn cần tìm cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả, tạo được sự đặc trưng để tạo dựng được lòng tin, từ đó thu hút khách hàng. Về phía chính quyền, cần tạo điều kiện thuận lợi về hỗ trợ mặt bằng, kinh phí, hồ sơ chứng nhận và các thủ tục có liên quan đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các hộ, đơn vị kinh doanh thực hiện nghiêm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; đồng thời, tăng cường công tác kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ đối với các sản phẩm thực phẩm an toàn.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]