(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh khá cao so với mức trung bình trong cả nước, 114,6 nam/100 nữ. Với quy mô dân số lớn, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao, tỷ số giới tính khi sinh ở mức cao đang là thách thức lớn đối với ngành y tế, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS), góp phần đảm bảo sự ổn định kinh tế - xã hội.

Nỗ lực kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh khá cao so với mức trung bình trong cả nước, 114,6 nam/100 nữ. Với quy mô dân số lớn, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao, tỷ số giới tính khi sinh ở mức cao đang là thách thức lớn đối với ngành y tế, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS), góp phần đảm bảo sự ổn định kinh tế - xã hội.

Nỗ lực kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Trung tâm Y tế huyện Lang Chánh phối hợp với các trường học tổ chức truyền thông nâng cao chất lượng dân số cho học sinh.

Trong những năm qua, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đơn vị trên địa bàn tỉnh, nhất là việc triển khai thực hiện nhiều đề án của Trung ương, địa phương, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Một trong những đề án đang được triển khai có hiệu quả tại tỉnh Thanh Hóa đó là Đề án “Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh”. Trong giai đoạn 2016-2020, đề án được triển khai trên địa bàn 200 xã, thị trấn của 20 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Với sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ trong toàn hệ thống DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở, Đề án “Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh” đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Công tác truyền thông được triển khai kịp thời, đa dạng với nhiều hình thức phong phú, có tác động tích cực đến nhận thức của Nhân dân và các ban, ngành, đoàn thể các cấp trong việc kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh giảm dần đạt chỉ tiêu đề ra. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh và cả nước, phấn đấu mục tiêu giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 112 nam/100 nữ vào năm 2025. Đề án tiếp tục được triển khai trên phạm vi 310 xã của 27 huyện, thị xã, thành phố nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai của các cấp ủy đảng, chính quyền và ngành y tế trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp giảm thiểu tình trạng MCBGTKS trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngành dân số đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng DS-KHHGĐ. Chi cục DS-KHHGĐ đã tham mưu, chỉ đạo và hướng dẫn triển khai các hoạt động như: Nhân bản 40.091 tờ rơi về giới, bình đẳng giới cấp cho các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp các thông tin về giới tính khi sinh, bình đẳng giới; tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát các hoạt động tại địa bàn triển khai thực hiện đề án. Ở các địa phương, Trung tâm Y tế phối hợp với UBND các xã triển khai thành lập câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 cho đối tượng là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã sinh đủ 2 con. Đồng thời lồng ghép tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề, nội dung nhằm cung cấp kiến thức về bình đẳng giới, về giới tính khi sinh, hậu quả, hệ lụy của việc lựa chọn giới tính khi sinh; kinh nghiệm nuôi con ngoan, trò giỏi, chăm sóc ông bà người cao tuổi trong gia đình, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế gia đình.

Từ sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể; công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực: quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số. Về quy mô dân số, năm 2021, tỉnh ta có 3.680.525 người, tỷ số giới tính khi sinh 113,5/100; tỷ suất tăng dân số tự nhiên là 9,8%o; mức giảm sinh 0,1%o.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những khó khăn, thách thức mới, cùng với sự tăng sinh trở lại thì các vấn đề về chất lượng dân số và đáng lưu ý là việc MCBGTKS đang là những vấn đề cần tập trung giải quyết. Tình trạng MCBGTKS tại tỉnh Thanh Hóa vẫn xảy ra. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ số giới tính khi sinh là 114,6/100, vẫn ở mức khá cao so với cả nước. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do một bộ phận Nhân dân vẫn còn tư tưởng trọng nam hơn nữ, cần có con trai để nối dõi. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong những năm gần đây xu hướng gia tăng, thậm chí nhiều người đã lợi dụng sự phát triển của y học hiện đại để lựa chọn giới tính thai nhi theo ý muốn chủ quan. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến MCBGTKS, trong khi đó lực lượng thanh tra chuyên ngành dân số còn thiếu, chưa đủ mạnh, chính sách xử lý vi phạm đối với hành vi. Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sát sao công tác kiểm soát MCBGTKS do chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả, hệ lụy của MCBGTKS, vai trò trách nhiệm trong việc ngăn ngừa, giải quyết vấn đề MCBGTKS...

Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nguyễn Văn Thắng, cho biết: Nhận thức rõ hệ lụy của tình trạng MCBGTKS, thời gian qua, chi cục đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường truyền thông về can thiệp giảm thiểu MCBGTKS; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp Nhân dân nhằm chấp hành nghiêm và thực hiện tốt các quy định của pháp luật, như: Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; vận động từng bước làm thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu về sinh con trai, con gái... Với mục tiêu kiểm soát MCBGTKS, khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số này trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, rất cần sự chung tay của toàn xã hội trong tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của người dân và chính những người thân trong gia đình.

Để tiếp tục thực hiện tốt Đề án “Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh” năm 2022, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tăng cường phối hợp với thanh tra Sở Y tế tổ chức thanh tra các cơ sở siêu âm, các cơ sở kinh doanh sách báo liên quan đến lựa chọn giới tính khi sinh; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về DS-KHHGĐ tại các cấp, ngành; lồng ghép nội dung công tác dân số vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tiếp tục chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát các huyện triển khai đề án nhằm thúc đẩy các hoạt động tại địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của tình trạng MCBGTKS đối với sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội. Từ đó, tạo những chuyển biến tích cực về hành vi liên quan đến tình trạng MCBGTKS; khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, đưa tỷ số giới tính khi sinh đạt mức 113,5 trẻ em trai/100 trẻ em gái trong năm 2022...

Bài và ảnh: Tô Hà


Bài và ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]