(Baothanhhoa.vn) - Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe. Điều này đã sớm được khuyến cáo và thông tin về tác hại của thuốc lá được cập nhật thường xuyên trên các phương tiện truyền thông và những nơi công cộng luôn có biển cấm hút thuốc.

Ngày thế giới không thuốc lá 31-5: Hướng tới “Cam kết bỏ thuốc lá”

Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe. Điều này đã sớm được khuyến cáo và thông tin về tác hại của thuốc lá được cập nhật thường xuyên trên các phương tiện truyền thông và những nơi công cộng luôn có biển cấm hút thuốc.

Ngày thế giới không thuốc lá 31-5: Hướng tới “Cam kết bỏ thuốc lá”Bác sĩ Bệnh viện Phổi Thanh Hóa truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá cho bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.

Tại Thanh Hóa, để triển khai Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), tỉnh ta đã thành lập ban chỉ đạo PCTHTL và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai nhằm thực thi có hiệu quả những quy định của luật. Theo đó, các sở, ban, ngành thành viên, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để lồng ghép các hoạt động PCTHTL, bảo đảm việc thực thi nghiêm chỉnh Luật PCTHTL trong phạm vi quản lý của ngành. Thực hiện xây dựng môi trường không khói thuốc lá trong các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là trong lực lượng quân đội, công an, công ty, xí nghiệp, khách sạn, nhà hàng và những nơi công cộng... Thông qua nhiều biện pháp, phương thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, công tác PCTHTL ghi nhận chuyển biến thực sự tích cực.

Theo báo cáo điều tra khảo sát về kết quả triển khai Luật PCTHTL, có 100% lãnh đạo tỉnh, huyện và các cơ quan hành chính Nhà nước hiểu biết về quy định của Luật PCTHTL; 85% người dân tại cộng đồng hiểu biết về tác hại của thuốc lá; 90,5% người dân tại cộng đồng biết về các bệnh do hút thuốc lá gây ra; 85,5% người dân tại cộng đồng biết về quy định của Luật PCTHTL.

Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai Luật PCTHTL đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đó là các hãng sản xuất và phân phối thuốc lá tìm mọi cách để quảng cáo và đưa sản phẩm tới người tiêu dùng. Trong khi đó, ngành y tế chưa có đơn vị thanh tra chuyên trách, bảo đảm việc xử phạt các vi phạm một cách triệt để, kịp thời. Do đó, ở những nơi công cộng như bến xe, đường phố, công viên hoặc vào những quán cà phê chật hẹp, siêu thị, hàng quán... không khó để bắt gặp người hút thuốc lá.

Nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu do các bệnh liên quan đến thuốc lá, năm 2021, Tổ chức Y tế thế giới chọn chủ đề “Cam kết bỏ thuốc lá” cho Ngày Thế giới không khói thuốc lá 31-5. Thông qua chủ đề này, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia tăng cường thực hiện các dịch vụ cai nghiện thuốc lá, khuyến khích người hút thuốc tiếp cận các dịch vụ cai nghiện thuốc lá theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo PCTHTL tỉnh Thanh Hóa phát động Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc lá từ ngày 25-5-2021 đến ngày 31-5-2021 và đề nghị các địa phương, đơn vị tuyên truyền, phổ biến về Luật PCTHTL, tác hại của thuốc lá điếu và các sản phẩm thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha), các biện pháp cai nghiện thuốc lá.

Cụ thể, các địa điểm cấm hút thuốc lá: nơi làm việc, trường học, cơ sở y tế, khách sạn, trong nhà hàng, bến tàu, bến xe, trên phương tiện giao thông công cộng và các địa điểm công cộng trong nhà được quy định trong Luật PCTHTL (Điều 11, Điều 12). Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương, người đứng đầu các địa điểm cấm hút thuốc lá trong việc tổ chức thực hiện quy định cấm hút thuốc và nêu cao vai trò gương mẫu không hút thuốc của người đứng đầu (Điều 6, Điều 14).

Trách nhiệm của người hút thuốc: không hút thuốc tại địa điểm có quy định cấm, không hút thuốc trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi, giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá (Điều 13)...

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật PCTHTL; thành lập đoàn kiểm tra hoặc lồng ghép kiểm tra việc thực hiện Luật PCTHTL vào chương trình, kế hoạch kiểm tra của các đơn vị. Nội dung kiểm tra tập trung vào: Kiểm tra việc tuân thủ quy định treo biển báo cấm hút thuốc, việc ban hành và thực hiện nội quy PCTHTL trong kế hoạch hoạt động hằng năm và trong quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị. Kiểm tra việc thực hiện quy định không bán thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc; không bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, THCS, THPT theo quy định của Luật PCTHTL. Kiểm tra tại việc tuân thủ quy định: không trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại mỗi điểm bán lẻ. Kiểm tra việc thực hiện quy định cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá dưới mọi hình thức, quy định cấm tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng. Kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động quảng cáo, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá bất hợp pháp bao gồm cả thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Vì một cộng đồng không khói thuốc và vì sức khỏe của mỗi người, mọi người hãy cùng nhau nói không với tất cả các loại thuốc lá: “Cam kết bỏ thuốc lá” và “Hãy để môi trường xung quanh không khói thuốc lá”!

Tác hại của thuốc lá điện tử: Theo Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) đa phần thuốc lá điện tử có chứa nicotine - chất gây nghiện cao, là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa và ung thư. Sử dụng nicotine quá liều gây ngộ độc. Nghiện nicotine là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, đột quỵ. Đối với trẻ em và phụ nữ mang thai: Nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em vì não bộ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, nicotine cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong thai kỳ, gây ra sinh non và thai chết lưu. Đối với thanh, thiếu niên: Những thay đổi do nicotine gây ra trong hệ thần kinh trong não khiến người dùng ở nhóm tuổi trẻ dễ bị nghiện nicotine hơn và vì thế ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ đến sớm và trầm trọng hơn trong tương lai. Các chất độc hại trong thuốc lá điện tử còn liên quan đến nhồi máu cơ tim, gây tổn thương phổi.

Tác hại của thuốc lá làm nóng: Thuốc lá làm nóng tạo ra chất khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường. Dù các sản phẩm thuốc lá đun nóng (HTPs) được nung ở nhiệt độ thấp hơn, nhưng vẫn tạo ra những hóa chất tương tự như trong khói thuốc lá (Acrolein, Volatile Organic Chemicals, Acetaldehyde, Carbon monoxide, Polycyclic Aromatic Hydrocarbons, Heavy metals, Formaldehyde... - một số hóa chất được xếp vào nhóm gây ung thư). Nồng độ một số hóa chất thấp hơn trong thuốc lá điếu thông thường, nhưng nồng độ một số hóa chất khác lại cao hơn và nồng độ hóa chấp thấp không đồng nghĩa với giảm nguy cơ sức khỏe. Khói thuốc nung ngoài gây hại cho người hút thì còn gây tác hại cho người xung quanh do hút thuốc thụ động. Thuốc lá làm nóng chứa nicotine là chất gây nghiện mạnh, có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, vị thành niên và phụ nữ có thai. Phơi nhiễm chất nitrosamines liên quan tới ung thư phổi, mũi, thực quản, gan, tuyến tụy và cổ tử cung. Phơi nhiễm chất aldehydes như formaldehyde có thể gây ung thư phổi và mũi, ngoài việc khiến cho phổi dễ bị nhạy cảm trước các nhiễm khuẩn. Phơi nhiễm carbon monoxide làm giảm việc cung cấp oxy tới tim làm tăng nguy cơ gây huyết khối, bệnh tim và đột quỵ. Phơi nhiễm acrolein góp phần làm tăng mảng bám trong mạch máu cũng như tạo huyết khối, tăng nguy cơ tim mạch và đột quỵ. Phơi nhiễm cũng gây tổn hại khả năng chống viêm của phổi.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]