Ngày 22/10, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai cùng sự hỗ trợ của tổ chức CDC tổ chức sự kiện khởi động Chiến dịch quốc gia “Không phát hiện = Không lây truyền (K=K).”

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khởi động chiến dịch quốc gia “không phát hiện = không lây truyền”

Ngày 22/10, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai cùng sự hỗ trợ của tổ chức CDC tổ chức sự kiện khởi động Chiến dịch quốc gia “Không phát hiện = Không lây truyền (K=K).”

Khởi động chiến dịch quốc gia “không phát hiện = không lây truyền”Bệnh nhân HIV nhận thuốc điều trị ARV. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

Chiến dịch diễn ra trong khoảng thời gian 3 tháng, từ tháng 10-12/2019, với nhiều hoạt động nhằm tăng cường nhận thức về K=K trong cộng đồng những người sống chung với HIV, các nhóm nguy cơ cao bị ảnh hưởng hoặc có nguy cơ nhiễm HIV cùng các tổ chức cộng đồng, cán bộ y tế và toàn xã hội.

Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Long-Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS , cho hay các nghiên cứu khoa học gần đây đưa ra bằng chứng một người uống thuốc kháng virus ( ARV ) hàng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, đạt được và duy trì tải lượng virus ở mức không phát hiện được, không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục cho bạn tình âm tính. Tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml máu được xác định là ngưỡng không phát hiện. Bằng chứng khoa học này được gọi là “Không phát hiện = Không lây truyền".

Tại Việt Nam, thông điệp K=K đã được Bộ Y tế xem xét các bằng chứng khoa học và đồng ý với các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Chiến dịch truyền thông K=K nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và người nhiễm HIV, người cung cấp dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Qua đó, chiến dịch mong muốn sẽ làm thay đổi quan niệm nhiễm HIV không còn là bệnh “vô phương cứu chữa” mà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính có thể dự phòng và điều trị được.

Đánh giá cao hoạt động này, bà Caryn R. McClelland - Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong các hoạt động K=K do đã sớm đưa các phát hiện này vào các chính sách và chương trình quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được đánh giá là có tỷ lệ ức chế virus HIV thuộc hàng cao nhất thế giới.

"Chúng ta nên khuyến khích tất cả những người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng thuốc kháng virus cho những người có HIV, và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hay còn gọi là PrEP với mục đích dự phòng cho những người âm tính với HIV. Bằng cách này, chúng ta có thể ngăn chặn sự lây truyền HIV,” bà Caryn R. McClelland nói.

Hiện nay, cả nước có gần 140.000 bệnh nhân đang điều trị ARV và có thể sử dụng K=K mở rộng độ bao phủ điều trị.

Chiến dịch quốc gia K=K tập trung ở Trung ương và 11 tỉnh/thành phố PEPFAR với các tài liệu truyền thông, sự kiện cộng đồng, các hoạt động truyền thông xã hội từ đó lồng ghép thông điệp K=K vào điều trị ARV là dự phòng trong chiến lược phòng, chống HIV/AIDS. Các tỉnh, thành phố khác sẽ lồng ghép thông điệp K=K trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS./.

Việt Nam có thể đạt được mục tiêu 90-90-95 (90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người biết được tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng HIV; 95% số người được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền…) và kiểm soát được dịch với K=K”.

(Vietnam+)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]