(Baothanhhoa.vn) - Văn hóa trường Đảng là những giá trị văn hóa được hình thành trong quá trình hoạt động của hệ thống trường Đảng và ở mỗi trường Đảng nói riêng. Văn hóa trường Đảng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế và tổng kết thực tiễn của nhà trường.

Xây dựng văn hoá trường Đảng gắn với phong trào thi đua “5 tốt” ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá

Văn hóa trường Đảng là những giá trị văn hóa được hình thành trong quá trình hoạt động của hệ thống trường Đảng và ở mỗi trường Đảng nói riêng. Văn hóa trường Đảng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế và tổng kết thực tiễn của nhà trường.

Xây dựng văn hoá trường Đảng gắn với phong trào thi đua “5 tốt” ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá.

Nói đến văn hóa Trường Đảng, có thể tiếp cận ở một số nội dung, như: Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Văn hóa ứng xử trong nội bộ Trường Đảng, gồm: văn hóa ứng xử của cán bộ lãnh đạo, quản lý; văn hóa ứng xử của viên chức, người lao động trong nhà trường với cấp trên và đồng chí, đồng nghiệp, học viên. Môi trường giảng dạy và học tập. Phong cách làm việc chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm vì tập thể, vì học viên, không vụ lợi, không tham nhũng. Văn hóa về trang phục, cảnh quan, môi trường.

Bước vào giai đoạn mới, theo Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13-11-2018 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá thực hiện đồng bộ 2 chức năng: Đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của tỉnh. Để thực hiện tốt 2 chức năng này đòi hỏi nhà trường phải nghiên cứu đổi mới, sáng tạo các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, công tác quản trị, chất lượng các đề tài, nhiệm vụ khoa học và các kiến nghị, đề xuất với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh. Đồng thời, để có hệ thống thể chế đồng bộ; thiết chế tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phương thức quản trị phù hợp, khoa học, dân chủ và sáng tạo. Muốn vậy, nhà trường cần chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành thể chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác quản trị Nhà trường và phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác tham mưu cho tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách và phối hợp tổ chức thực hiện các chính sách đó.

Thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho thấy, để mỗi cán bộ biết “làm việc, làm người, làm cán bộ…” như lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đòi hỏi phải có rất nhiều phẩm chất, năng lực và cần rất nhiều thời gian để học tập, rèn luyện, tích lũy thì việc dạy cho tốt - học cho tốt là hết sức cần thiết.

Cùng với đó, để góp phần hoàn thiện công tác quản trị nhà trường, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, nhà trường cần phát huy vai trò đội ngũ giảng viên, chuyên viên trong tư vấn cho Giám hiệu khắc phục những hạn chế, hỗ trợ, đồng hành cùng học viên nhằm thực hiện tốt phương châm “lý luận gắn với thực tiễn”.

Trước yêu cầu đó, phong trào thi đua của Nhà trường trong giai đoạn mới không chỉ dừng lại ở dạy tốt - học tốt mà được bổ sung và phát triển thành phong trào thi đua 5 tốt: “Nghiên cứu tốt, quản trị tốt, tham mưu tốt, dạy - học tốt, tư vấn tốt”. Đây là phong trào tạo động lực xây dựng nhà trường trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước.

Mục tiêu của phong trào thi đua 5 tốt hướng tới: Thống nhất nhận thức và hành động trong cán bộ, giảng viên, học viên về việc thực hiện các nội dung, chỉ tiêu thi đua. Khơi dậy niềm tự hào về truyền thống 74 năm xây dựng và phát triển nhà trường. Khuyến khích, phát huy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, viên chức nỗ lực đổi mới sáng tạo, quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của nhà trường, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Từ thực tiễn tổ chức hoạt động, từng nội dung phong trào thi đua đã tạo những kết quả nhất định. Đó là, hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn được nhà trường quan tâm phát triển toàn diện, huy động được mọi lực lượng tham gia, không chỉ đội ngũ cán bộ, giảng viên mà còn cuốn hút được học viên các lớp TCLLCT. Đối với các giảng viên đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn đảm nhiệm các nhiệm vụ khoa học từ cấp khoa, cấp trường, cấp tỉnh. Đối với giảng viên, chuyên viên ở phòng chức năng, qua thực tiễn công tác đã tìm tòi, nghiên cứu những biện pháp, cách thức nâng cao hiệu quả công việc…Qua đó đã giúp mỗi cán bộ, giảng viên, học viên từng bước tiến bộ hơn, trưởng thành hơn trong hoạt động nghiên cứu.

Để có hệ thống thể chế đồng bộ, thiết chế tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, trong những năm qua, nhà trường đã chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoàn thiện hệ thống thể chế, quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với nhiều văn bản quan trọng; tham mưu, xây dựng đầy đủ các quy chế, quy định, cụ thể hóa văn bản của Trung ương, của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và của tỉnh bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, kịp thời, phù hợp với thực tiễn. Các quy chế, quy định đã tạo nên thể chế tốt nhất cho nhà trường trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tạo động lực để cán bộ, viên chức, người lao động và học viên thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các khoa, phòng đã tham mưu cho nhà trường các quy chế, quy định, như Khoa Xây dựng Đảng đã tham mưu xây dựng và ban hành Quy định văn hoá trường Đảng, đang hoàn thiện tham mưu Quy định khuyến khích cán bộ, giảng viên, học viên đổi mới sáng tạo, Công đoàn trường nhiệm kỳ 2023-2028 đang hoàn thiện Quy chế hoạt động của Công đoàn.

Nhằm siết chặt kỷ cương, nền nếp, công tác quản trị nhà trường được đổi mới từ mô hình quản lý hành chính sang quản trị phục vụ và kiến tạo. Nhờ đó, kỷ cương, nền nếp được tăng cường, dân chủ được phát huy. Công tác xây dựng Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được quan tâm toàn diện. Việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được tổ chức triển khai đồng bộ, sáng tạo gắn với việc xây dựng các giá trị cốt lõi; xây dựng tập thể kiểu mẫu, cán bộ, giảng viên, học viên gương mẫu; quản trị có hiệu quả về cơ sở vật chất, diện mạo, cảnh quan nhà trường sạch - xanh - đẹp, tạo môi trường làm việc, học tập, rèn luyện thân thiện; quản trị, phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực.

Nhằm “mềm hoá việc dạy - học lý luận chính trị”, Ban Giám hiệu luôn chú trọng đổi mới sáng tạo các phương pháp dạy - học phù hợp với đối tượng và thực tiễn, trong đó, tiêu biểu là mô hình 3 tăng - 3 giảm; 3 trước – 3 sâu -3 sau – 3 sáng tạo…Từ thực tiễn và kinh nghiệm cho thấy đây là những mô hình đổi mới sáng tạo, có hiệu quả, phù hợp với giảng viên và học viên trong dạy - học lý luận chính trị.

Nhằm thực hiện tốt phương châm “lý luận gắn với thực tiễn”, hỗ trợ, đồng hành cùng học viên trong và sau khoá học, hoạt động tư vấn luôn được nhà trường chú trọng thông qua việc xây dựng các mô hình đổi mới sáng tạo vì học viên. Theo đó, các giảng viên đã tích cực, chủ động trong tư vấn, hướng dẫn học viên xây dựng mô hình tự học, vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn và phát triển năng lực bản thân.

Bên cạnh hoạt động nghe giảng trên lớp, nhà trường quan tâm tổ chức nhiều hoạt động thực tiễn, nhiều sân chơi trí tuệ bổ ích như tổ chức các hội thi Thuyết trình ý tưởng; “Rung chuông vàng”; Học viên giỏi lý luận chính trị....; tổ chức các buổi học ngoại khóa trong chương trình “Ngày thứ 7 kết nối”, “chương trình thiện nguyện”. Qua các hoạt động thực tiễn tạo sự gắn kết giữa nhà trường với học viên và đơn vị cơ sở, lan tỏa được nhiều giá trị cho cộng đồng, cho xã hội và đặc biệt hình ảnh, vị thế của nhà trường ngày càng được nâng cao.

Từ phong trào thi đua 5 tốt, nhà trường đã xây dựng được nhiều mô hình đổi mới sáng tạo trên các lĩnh vực; nhiều tập thể kiểu mẫu, học viên gương mẫu được được biểu dương, nhân rộng; nhiều cá nhân được nhận danh hiệu giảng viên giỏi, xuất sắc cấp trường, cấp học viện, danh hiệu trí thức khoa học tiêu biểu tỉnh Thanh Hoá, các giải thưởng của tỉnh và Trung ương. Tập thể nhà trường được nhận Cờ dẫn đầu trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh và học viện.

Tuy nhiên, phong trào thi đua tại nhà trường còn một số hạn chế, như: Công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong quá trình tổ chức, phát động phong trào thi đua còn chưa hiệu quả. Việc khen thưởng, động viên cá nhân có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chưa kịp thời. Một số cán bộ, giảng viên, học viên chưa nhận thức đầy đủ mục tiêu, vai trò của phong trào thi đua 5 tốt đối với việc triển khai nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Hình thức, phương thức triển khai, phát động phong trào thi đua còn chưa phong phú, do vậy chưa thực sự tạo động lực mạnh mẽ trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giảng viên.

Để phong trào thi đua thực sự trở thành động lực, là một trong những yếu tố góp phần xây dựng văn hoá trường Đảng, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, học viên về sự cần thiết xây dựng văn hoá trường Đảng gắn với phong trào thi đua 5 tốt.

Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, lãnh đạo khoa, phòng cần tạo sự thống nhất trong nhận thức của cán bộ, giảng viên và học viên về vai trò của phong trào thi đua 5 tốt để mỗi cán bộ, giảng viên, học viên phát huy vai trò, trách nhiệm thông qua nhiều cách thức, nhất là đổi mới sáng tạo, từ đó thấy được sự cần thiết phải đổi mới sáng tạo để thúc đẩy phong trào tiếp tục lan toả không chỉ trong nhà trường mà còn lan toả tới Học viện, các trường Chính trị trong cả nước và địa phương trong tỉnh góp phần đưa nhà trường sớm hiện thực hoá mục tiêu đạt chuẩn mức 2 trong năm 2025. Đồng thời, mỗi cán bộ, giảng viên, học viên cần nhận thức sâu sắc trách nhiệm của bản thân phải luôn tư duy, tạo ra cách làm mới, những thay đổi, tiến bộ để giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn bằng các giải pháp sáng tạo, đột phá, từ đó mang lại những giá trị mới, thiết thực, hiệu quả trên các mặt hoạt động của nhà trường, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, chuyển biến tích cực trong hệ thống và toàn xã hội…

Hai là, khơi dậy và phát huy truyền thống vẻ vang của t rường Đảng

Nhằm giúp cho thế hệ, cán bộ, giảng viên, học viên hôm nay hiểu và ý thức sâu sắc hơn về những giá trị và những cống hiến lớn lao của các thế hệ đi trước, để từ đó nỗ lực, sáng tạo các giá trị truyền thống phù hợp với yêu cầu thực tiễn, thông qua những đợt sinh hoạt lý luận chính trị, những hoạt động văn hóa văn nghệ, những buổi tham quan và nói chuyện truyền thống ở nhà trường, các phong trào thi đua, nhất là phong trào thi đua 5 tốt.

Ba là, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động và học viên chấp hành nghiêm túc các quy định, quyết định của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các quy định của Chính phủ về văn hoá trường Đảng và văn hoá công sở, Quy định văn hoá trường Đảng của nhà trường.

Mỗi cán bộ, viên chức, người lao động và học viên luôn có ý thức tự giác, không ngừng tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cánh mạng. Đó là, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc; tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi công vụ; cầu thị, nỗ lực vượt bậc, sáng tạo, hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học; kỷ cương nơi công sở; văn minh trong ứng xử.

Bốn là, quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất

Để các giá trị văn hóa trường Đảng, nhất là phong trào thi đua 5 tốt được phát huy hiệu quả đòi hỏi phải có cơ sở vật chất tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của trường Đảng. Nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng hiện đại, đồng bộ, hiệu quả, phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Đầu tư, trang bị phòng làm việc, giảng đường, khu ký túc xá; xây dựng cảnh quan, không gian để phục vụ quá trình giảng dạy và học tập. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ, giảm hội họp, giấy tờ hành chính.

Năm là, Chú trọng công tác khen thưởng, nhân rộng tập thể, cá nhân điển hình

Chú trọng khen thưởng cán bộ, giảng viên, học viên trách nhiệm, nỗ lực trong nghiên cứu, giảng dạy, quản trị, tư vấn, tham mưu nhằm xây dựng môi trường tôn vinh sự cống hiến, xây dựng môi trường tạo động lực cho cán bộ, giảng viên nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.

Xây dựng văn hóa Trường Đảng gắn với phong trào thi đua 5 tốt là phương thức tốt góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế và tạo nét đặc sắc riêng của Nhà trường. Cán bộ, viên chức, học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá luôn đoàn kết thực hiện phong trào thi đua 5 tốt. Phong trào thi đua chính là động lực quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết, thúc đẩy năng lực sáng tạo của cán bộ, giảng viên, học viên; góp phần phát triển tư duy, nâng cao nhận thức, tạo nên những động lực mới cho sự nghiệp đổi mới của nhà trường; khơi dậy lòng yêu nghề; nâng cao trách nhiệm cho mỗi cán bộ, giảng viên, học viên cùng nhà trường hoàn thành mục tiêu trường chuẩn mức 1 và sớm đạt chuẩn mức 2 trong năm 2025.

Ths. Nguyễn Thị Kiều Trang

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá


Ths. Nguyễn Thị Kiều Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]