(Baothanhhoa.vn) - Nhằm hỗ trợ nông dân trong sinh hoạt hội, tạo sự gắn kết giữa hội viên với nhau, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã chủ trương thành lập chi, tổ hội nghề nghiệp bằng các hình thức phát triển kinh tế. Sự gắn kết ấy dựa trên 5 tiêu chí: "Cùng lĩnh vực sản xuất, cùng mối quan tâm, cùng sẻ chia, cùng trách nhiệm và cùng hưởng lợi”. Qua đó, mở ra hướng đi mới trong sản xuất hàng hóa, góp phần giúp hội viên nông dân thoát nghèo.

Chi hội nông dân nghề nghiệp - “cánh tay nối dài” giúp nông dân thoát nghèo

Nhằm hỗ trợ nông dân trong sinh hoạt hội, tạo sự gắn kết giữa hội viên với nhau, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã chủ trương thành lập chi, tổ hội nghề nghiệp bằng các hình thức phát triển kinh tế. Sự gắn kết ấy dựa trên 5 tiêu chí: "Cùng lĩnh vực sản xuất, cùng mối quan tâm, cùng sẻ chia, cùng trách nhiệm và cùng hưởng lợi”. Qua đó, mở ra hướng đi mới trong sản xuất hàng hóa, góp phần giúp hội viên nông dân thoát nghèo.

Chi hội nông dân nghề nghiệp - “cánh tay nối dài” giúp nông dân thoát nghèoCác thành viên THT trồng mít Thái xã Thạch Sơn (Thạch Thành) ra mắt tại hội nghị thành lập.

Chi hội nông dân nghề nghiệp Tiến Nông là chi hội nông dân đầu tiên trong tỉnh được thành lập trong doanh nghiệp, gồm 20 thành viên, hoạt động trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật. Chi hội ra đời là cầu nối giữa doanh nghiệp Tiến Nông với các tổ chức hội trên địa bàn toàn tỉnh. Hoạt động này góp phần thúc đẩy các hình thức hỗ trợ nông dân trong ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện để nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Tạo nên sự kết nối cung cầu, xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho nông dân. Với sức trẻ, nhiệt huyết và có nền tảng tri thức, chi hội nông dân nghề nghiệp Tiến Nông là điểm sáng trong xây dựng tổ chức HND, góp phần vào chiến lược phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.

Để thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, tổ hợp tác (THT) trồng cây mít Thái xã Thạch Sơn (Thạch Thành) đã thành lập gồm 10 thành viên. Với diện tích trên 20 ha mít Thái hiện có, đây là vùng chuyên canh sản xuất theo hướng hàng hóa. Với mục đích vừa tạo hướng liên kết làm ăn cho hội viên nông dân, vừa nâng cao thu nhập, tạo việc làm. Xã Thạch Sơn hiện có 47 ha trồng cây ăn quả, trong đó, cây mít Thái được đánh giá là cây trồng rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, nên đang cho chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Ông Bùi Văn Hiển, tổ trưởng THT trồng cây mít Thái, cho biết: “Trước đây, khi chưa tham gia vào THT, các hộ gia đình sản xuất đơn lẻ, sản phẩm không đạt mong muốn như yêu cầu, sản phẩm tuy nhiều nhưng chưa gắn kết để tạo thành sản phẩm hàng hóa, vì vậy thị trường tiêu thụ không ổn định. Sau khi tham gia vào THT, các hội viên được chuyển giao khoa học - kỹ thuật, được hỗ trợ vay 500 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư cây giống, phân bón, cải tạo đất sản xuất chuyên canh. Cũng trên diện tích ấy, nhưng khi đã có chung một nguồn cung, sản phẩm mít Thái của THT trở thành hàng hóa có tính cạnh tranh cao với đầu ra ổn định”. Hiện tại, tổng diện tích THT đã trồng có trên 90% cây sống và phát triển tốt, thu nhập bình quân 1 ha/năm đạt trên 100 triệu đồng. Nguồn thu nhập này đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của các hội viên, tạo nên sự gắn kết và hăng say trong lao động, sinh hoạt, đời sống. Thành công bước đầu là nền móng cơ bản giúp xây dựng tổ hội thành một cộng đồng sản xuất một mặt hàng uy tín, chất lượng, tiến tới xây dựng thương hiệu riêng và mở rộng, điều kiện quan trọng để phát triển thành HTX.

Cùng với chỉ đạo, hướng dẫn thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp, HND tỉnh đã tập trung khai thác các nguồn vốn và ưu tiên cho các tổ hội nghề nghiệp. Trong đó, nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân đang là một trong những nguồn vốn quan trọng, hiện các cấp hội đang quản lý và đầu tư có hiệu quả 62,734 tỷ đồng, với 2.398 hộ vay thực hiện 624 dự án. Cùng với đó, hội tổ chức tín chấp và ủy thác với các ngân hàng cho 172.587 hộ nông dân vay với tổng dư nợ trên 14 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, hội còn phối hợp tổ chức dạy nghề cho 9.994 hội viên, nông dân; tổ chức chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho 345.398 lượt người; phối hợp cung ứng 33.174 tấn phân bón trả chậm cho hội viên nông dân; trực tiếp vận động, hướng dẫn xây dựng, thành lập mới 179 THT, 36 HTX và thành lập được 149 doanh nghiệp mới. Nhiều chi, tổ HND nghề nghiệp đang là tâm điểm của việc gắn kết, đem lại thu nhập đáng kể cho người nông dân, tiêu biểu như các tổ HND: “Trồng rau an toàn” tại phường Quảng Thắng (TP Thanh Hóa); “Khai thác đánh bắt thủy hải sản” tại xã Hải Hà (Nghi Sơn); “Nuôi cá lồng” tại thị trấn Thường Xuân (Thường Xuân); “Nuôi ốc nhồi” tại xã Hà Sơn (Hà Trung); “Trồng dưa vàng trong nhà màng” tại thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa)... Các chi hội tiêu biểu như: “Nuôi trồng thủy sản đồng quê” tại xã An Nông (Triệu Sơn); “Nuôi ong lấy mật” tại xã Thành Kim và thị trấn Kim Tân (Thạch Thành); “Trồng cây đào cảnh” tại xã Xuân Du (Như Thanh); “Nuôi tôm” tại xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa); “Chi hội VAC” ở thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn)...

Từ thực tế, sau khi thành lập và đi vào hoạt động, các chi, tổ hội nghề nghiệp đã xây dựng quy chế hoạt động thiết thực, phù hợp với tình hình sản xuất của địa phương. Với việc sinh hoạt định kỳ hàng tháng, các nội dung đa dạng, phong phú được đề cập như: trao đổi thông tin về thời tiết nông vụ; thị trường, vật tư nông nghiệp, phòng trừ dịch bệnh, bảo quản, chế biến, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; cách thức lập dự án sản xuất, kinh doanh, thủ tục vay vốn, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay. Qua đó đã tổng hợp được ý kiến của tập thể, phát huy tinh thần trách nhiệm, vì sự phát triển chung.

Từ thành công của các chi hội, tổ HND nghề nghiệp, thời gian tới, HND tỉnh tiếp tục chỉ đạo xây dựng thêm các mô hình, góp phần nâng cao khả năng định hướng, hỗ trợ của tổ chức hội đối với hội viên nông dân trong phát triển kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, chăn nuôi. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức hội thảo, chuyển giao khoa học - kỹ thuật; phối hợp cùng doanh nghiệp tổ chức các hoạt động liên quan...

Bài và ảnh: Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]